-
Tên đề tài chuyên đề thực tập khoa luật ĐH Kinh tế Quốc dân
Chuyên đề thực tập được viết theo một đề tài cụ thể do sinh viên đề xuất và được giáo viên thông qua ngay trong đợt giáo viên hướng dẫn thực tập làm việc trực tiếp lần thứ nhất với các nhóm.
Sau đây là những gợi ý về các chủ đề cho việc lựa chọn đề tài thực tập chuyên đề:
- 1) Những vấn đề lý luận và thực tế áp dụng Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư tại cơ sở thực tập.
- 2) Những vấn đề pháp lý trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, chuyển đổi các loại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp
- 3) Những vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- 4) Chế độ pháp lý về quản trị các công ty, doanh nghiệp; Thực tiễn và giải pháp xử lý những vấn đề pháp lý phát sinh trong việc thành lập và tổ chức quản lý hoạt động của các công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, đối chiếu với Luật Doanh nghiệp, Luật hợp tác xã
- 5) Những tranh chấp liên quan đến việc thành lập, quản lý hoạt động của công ty
- 6) Luật thuế giá trị gia tăng (hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…) nhìn từ hoạt động của doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có liên quan.
- 7) Pháp luật bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ (đối với nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, pháp luật về thương hiệu) trong các doanh nghiệp.
- 8) Chế độ pháp lý đối với những nội dung cơ bản của pháp luật lao động (hoặc một chế định cụ thể của Bộ luật lao động) tại doanh nghiệp như giao kết và thực hiện hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, giải quyết tranh chấp lao động…
- 9) Chế độ pháp lý đối với những dịch vụ cụ thể của Luật Thương mại nhìn từ thực tiễn áp dụng của doanh nghiệp như pháp luật về quảng cáo, khuyến mại, hội chợ, triển lãm, đấu giá, đấu thầu, logistic, nhượng quyền thương mại…
- 10) Ký kết, thực hiện các loại hợp đồng mua, bán hàng hoá; hợp đồng dịch vụ tại đơn vị thực tập.
- 11) Ký kết, thực hiện hợp đồng xuất, nhập khẩu tại doanh nghiệp.
- 12) Tranh chấp trong thực hiện hợp đồng và việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực hiện các loại hợp đồng
- 13) Chế độ pháp lý về đấu thầu (mời thầu, dự thầu) và thực tiễn tại 1 đơn vị
- 14) Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại với các phương thức giải quyết bằng Trọng tài thương mại, Tòa án.
- 15) Tổ chức công tác pháp chế tại các doanh nghiệp lớn, tại UBND, các Bộ,cơ quan ngang Bộ.
- 16) Pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật tại địa phương, cơ quan về bảo vệ môi trường, giải quyết các tranh chấp đất đai…
- 17) Những vấn đề thực tiễn đặt ra về tố tụng hình sự, tố tụng kinh tế, lao động, hành chính, tố tụng dân sự khác và tố tụng cạnh tranh.
- Nếu địa điểm thực tập là UBND huyện, xã thì có thể lựa chọn đề tài là công tác tư pháp, đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn.
- Ngoài những chủ đề này, khuyến khích sinh viên lựa chọn những chủ đề khác nằm trong nội dung các học phần như: Luật thương mại, Luật thương mại quốc tế và những vấn đề phát sinh từ thực tiễn Việt Nam khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); Cộng đồng ASEAN, Hiệp định CPTPP.
-
Cơ cấu chuyên đề thực tập khoa luật ĐH Kinh tế Quốc dân
- Cơ cấu của chuyên đề do từng sinh viên đề xuất theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn để thống nhất với giáo viên hướng dẫn. Theo truyền thống cơ cấu của một chuyên đề bao gồm các Chương sau đây:
- – Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đề tài nghiên cứu (có thể không viết chương này để tránh sao chép trái phép)
- – Chương II: Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động liên quan đề tài tại đơn vị thực tập
- – Chương III: Kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề của đề tài nghiên cứu.
- Tùy vào đề tài cụ thể của từng sinh viên lựa chọn, giáo viên hướng dẫn thực tập xác định cơ cấu nội dung của chuyên đề trong đề cương sơ bộ.
3. Hình thức trình bày của chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa luật ĐH Kinh tế Quốc dân
- Số trang tối thiểu của chuyên đề thực tập là 40 trang, không kể phầnlời nói đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục (nếu có). Trang bìa chuyên đề thực tập trình bày theo Phụ lục 2.
- Chuyên đề thực tập phải được trình bày trên khổ giấy A4, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1,3, kiểu gõ Unicode, lề trên 3,5 cm, lề dưới 3,0 cm, lề trái 3,5 cm, lề phải 2,0 cm. Số trang được đánh ở giữa, trên đầu mỗi trang.
4, Bài mẫu đề cương chuyên đề thực tập khoa luật ĐH Kinh tế Quốc dân
MỤC LỤC
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Kết cấu của chuyên đề
- NỘI DUNG
- CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH
- 1.1. Hộ tịch
- 1.1.1. Khái niệm về hộ tịch
- 1.1.2. Mối quan hệ giữa hộ tịch và các quy định pháp luật khác
- 1.2. Vai trò quản lý nhà nước về hộ tịch
- 1.3. Pháp luật về hộ tịch
- 1.3.1. Khái niệm pháp luật về hộ tịch
- 1.3.2. Hình thức pháp luật về hộ tịch
- 1.3.3. Nội dung của pháp luật về hộ tịch
- 1.4. Pháp luật hộ tịch về đăng ký kết hôn
- KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
- CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRONG VIỆC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TẠI UBND PHƯỜNG ĐỨC THẮNG
- 2.1. Giới thiệu tổng quan về UBND Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
- 2.1.2. Cơ cấu tổ chức
- 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật hộ tịch về đăng ký kết hôn tại UBND Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
- 2.2.1. Ban hành các văn bản về quản lý hộ tịch trong thủ tục đăng ký kết hôn
- 2.2.1. Phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch trên địa bàn.
- 2.2.3. Kết quả thực hiện công tác hộ tịch trong thủ tục đăng ký kết hôn tại phường.
- Bảng thống kê số liệu đăng ký kết hôn trong 5 năm 2014-2019
- Bảng thống kê số liệu đăng ký kết hôn
- 2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật hộ tịch trong thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
- 2.3.1. Ưu điểm
- 2.3.2. Hạn chế
- 2.4. Giải pháp, kiến nghị
- KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
- KẾT LUẬN
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
4, Bài mẫu chuyên đề thực tập khoa luật ĐH Kinh tế Quốc dân