Hotrothuctap.com chia sẻ thêm 10 Bài mẫu Chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật. Bài viết này sẽ giúp các bạn sinh viên đang làm đề tài Chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật, cách làm bài Chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật hoàn thiện. Vì bài mẫu nên có nhiều bạn sinh viên sẽ sử dụng để tham khảo làm bài và khả năng trùng lặp đạo văn khá là cao, các bạn muốn viết bài mới, tránh bị đạo văn và có đầu tư chất lượng bài hãy liên hệ với hotrothuctap.com mình nhé.
Trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp nếu các gặp khó khăn trong quá trình làm bài như chọn đề tài, công ty, làm bài hoàn chỉnh, có thể liên hệ với dịch vụ viết thuê Chuyên đề tốt nghiệp của Admin qua https://zalo.me/0917193864 nhé
Bài mẫu Chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật Thương mại số 1
Đề cương chi tiết chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật Thương mại số 1
- MỞ ĐẦU
- CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI
- 1.1.Các hình thức khuyến mại
- 1.1.1. Khái quát chung về khuyến mại
- 1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm
- 1.1.1.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân khi thực hiện khuyến mại
- 1.1.1.3 Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại
- 1.2. Quy định của pháp luật về các hình thức khuyến mại
- 1.2.1. Quy định của pháp luật
- 1.2.2. Ưu, nhược điểm
- CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH LAI CHÂU
- 2.1. Sở Công Thương tỉnh Lai Châu
- 2.1.1. Chức năng
- 2.1.2. Nhiệm vụ
- 2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về các hình thức khuyến mại
- CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC
- KHUYẾN MẠI
- KẾT LUẬN
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về các hình thức khuyến mại
Dưới đây là 1 số kiến nghị sau khi phân tích thực trạng quy định pháp luật về các hình thức khuyến mại
- Thứ nhất, Việc phân biệt được hình thức khuyến mại nào trên thực tế là hàng mẫu, hình thức nào là khuyến mại tặng quà là một yếu tố rất quan trọng để xác định quyền và nghĩa vụ của thương nhân khi tham gia hoạt động thương mại. Bởi vậy, pháp luật chỉ nên qui định việc “tặng quà” kèm theo mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ còn lại các trường hợp đưa hàng hóa cho khách mà không thu tiền là “hàng mẫu”.
- Thứ hai, Quy định khoản 2 Điều 5 Nghị định 37/2006/NĐ-CP như đã nêu ra ở trên, xuất phát từ việc thực hiện quy định hạn mức tối đa trên thực tế gặp không ít những vướng mắc, bất cập mà chính những điều đó đang khiến cho quy định này trở nên hình thức, không có nhiều vai trò quan trọng trên thực tế. Vậy nên để tránh tình trạng này xảy ra, nên bổ sung những cơ sở pháp lý cho việc xác định cụ thể hạn mức tối đa. Cách thức tính hạn mức cần minh bạch rõ ràng hơn, phải có một cơ chế quản lý chặt chẽ đối với cách doanh nghiệp khi hoạt động khuyến mại, nhằm tránh tình trạng để lọt lưới các vi phạm.
Thứ ba, Quy định về trách nhiệm của thương nhân trong hoạt động thương mại còn mang tính hình thức, chưa thực sự được chú trọng xuất phát từ các chế tài xử lý còn quá nhẹ. Do đó, để hoạt động khuyến mại thực sự có hiệu quả trên thực tế, luật cần có những quy định nghiêm khắc, xử lý vi phạm với mức độ cao hơn quy định hiện nay nhằm răn đe và phòng ngừa các thương nhân cố tính vi phạm. - Thứ tư, Khoản 4 Điều 96 BLTM được đặt ra với mục đích hạn chế những hành vi lợi dụng khuyến mại để lừa đảo của thương nhân. Tuy vậy, về lý thuyết, đây thực sự là một quy định tích cực, tuy vậy trên thực tế, quy định này đang gặp phải không ít vấn đề: Một là không phải mọi thương nhân khi thực hiện hoạt động khuyến mại đều với mục đích và hành vi lừa đảo. Hai là có một số ý kiến cho rằng: Quy định này đặt ra đang không đảm bảo được quyền lợi ích hợp pháp của thương nhân hoạt động khuyến mại. Nhất là khi họ thực hiện hoạt động khuyến mại mà doanh số không được như ý muốn, mà họ còn mất chi phí cho khuyến mại, Điều này sẽ đẫn đến những bất lợi không nhỏ cho thương nhân. Thêm vào đó, quy định này cũng rất dễ bị lách luật bằng cách thay vì nộp 50% giá trị sản phẩm khuyến mại vào Ngân sách Nhà nước thương nhân chỉ cần chỉ định cho một đối tượng đã sắp xếp làm thủ tục nhận giải theo sự sắp xếp của mình là có thể vô hiệu hóa quy định này của luật. Do đó, cũng cần thiết trong việc thay vì tồn tại một quy định có tính hình thức, chúng ta nên loại bỏ nó, tránh để quy định này của luật trở thành trở ngại cho hoạt động của thương nhân.
- Thứ năm, pháp luật qui định “thương nhân có nghĩa vụ thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và cam kết với khách hàng” qui định như vậy là chưa đủ chặt chẽ để đảm bảo sự trung thực của thương nhân về giải thưởng trong các chương trình khuyến mại mang tính may rủi. Thực tế cho thấy so với tổng số hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mại mà các thương nhân đăng kí với Cục xúc tiến thương mại thì tổng giá trị giải thưởng đã trao là rất thấp thông thường chỉ chiếm 3% tổng số tiền dành cho khuyến mại đã đăng kí. Ai có thể kiểm soát được tính trung thực của thương nhân khi thực hiện khuyến mại? Đây là một thực trạng diễn ra rất phổ biến hiện nay mà pháp luật về xúc tiến thương mại hiện hành vẫn còn để ngỏ mà chưa có hướng giải quyết.
- Để khắc phục tình trạng trên, các cơ quan chức năng trong phạm vi quyền hạn của mình có thể ban hành những mẫu giấy tờ chứng thực giữa số lượng hàng hóa bán ra và số lượng hàng trong đó được khuyến mại. Chẳng hạn như công ty bia Hà Nội bán ra 1000 chai bia trong ngày tết dương lịch và đăng kí với Sở thương mại Hà Nội là trong đó có 30 chai trúng thưởng, tổng trị giá khuyến mại 3 triệu. Để kiểm soát được số tiền dành cho khuyến mại của công ty trên thực tế có đúng với cam kết không? Bộ thương mại có thể ban hành một mẫu giấy thống nhất cho các công ty nói chung, công ty này nói riêng, trong đó yêu cầu điền đầy đủ các thông tin về người được nhận khuyến mại như tên, tuổi, địa chỉ, và số tiền được hưởng khuyến mại là bao nhiêu. Sau đó giấy này được lưu vào 1 File riêng của thương nhân đó, đồng thời phải nhập số liệu báo cáo cho Sở thương mại ngay sau đợt khuyến mại, cuối năm thì có 1 đợt báo cáo tổng hợp về từng đợt. Bản lưu của Thương nhân gồm các giấy tờ chứng nhận, chứng thực của khách hàng có thể bị kiểm tra đột suất bởi các đoàn kiểm tra nhằm tránh tình trạng thương nhân không thực hiện đúng cam kết thương mại.
Bài mẫu Chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật Sở hữu trí tuệ số 2
Lời mở đầu chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật Sở hữu trí tuệ
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Ngày nay, khi nền kinh tế của đất nước cũng như cả thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt thì các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cũng xuất hiện tràn ngập trên thị trường, phong phú về chất lượng và số lượng sản phẩm. Do đó, việc các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ quan tâm hàng đầu hiện nay là làm thế nào để sản phẩm của mình có sự khác biệt với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của người khác và làm thế nào để người tiêu dùng, khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp có thể ghi nhớ hình ảnh sản phẩm, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp là một điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
- Một trong các biện pháp hữu hiệu nhất để người tiêu dùng, khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp biết đến doanh nghiệp và lựa chọn hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đó là tạo ra một nhãn hiệu có khả năng phân biệt cho hàng hóa, dịch vụ của mình. Do đó, nhãn hiệu có một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Tại Việt Nam, trong các giai đoạn phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, hệ thống bảo hộ SHCN cũng có những bước phát triển theo từng thời kỳ. Cùng với bước tiến đó, bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu nảy sinh một số vấn đề cần phải giải mã về lý luận và thực tiễn. Nhãn hiệu luôn gắn liền với sản phẩm, dịch vụ, thể hiện uy tín của một doanh nghiệp và có vai trò rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh và cả trong đời sống xã hội. Nhãn hiệu, nhất là những nhãn hiệu nổi tiếng là công sức của chủ sở hữu, nó gắn liền với tâm huyết của chủ sở hữu khi tạo ra chúng cũng như khi kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đó.
- Bảo hộ nhãn hiệu góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và cũng góp phần bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, bảo vệ sự đầu tư vào uy tín sản phẩm dịch vụ đưa ra thị trường của chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Ý thức vai trò của bảo hộ nhãn hiệu và những vấn đề còn bỏ ngỏ cần nghiên cứu, tác giả chọn đề tài “THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NHÃN HIỆU TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH LAI CHÂU: làm đề tài của mình.
2.Mục đích nghiên cứu
- Để đạt được mục đích nói trên, Luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về nhãn hiệu.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Báo cáo nghiên cứu về bảo hộ nhãn hiệu trên cơ sở pháp luật SHTT Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài đánh giá thực trạng bảo hộ nhãn hiệu theo luật SHTT 2005; việc so sánh pháp luật SHTT trước đây chỉ nhằm minh chứng cho hiệu quả điều chỉnh pháp luật hiện hành.
- Đề tài nghiên cứu bảo hộ nhãn hiệu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà không mở rộng nghiên cứu bảo hộ nhãn hiệu Việt Nam tại nước ngoài.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn đề lý luận về nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu và các nội dung bảo hộ nhãn hiệu.
- Phương pháp so sánh được sử dụng khi tìm hiểu các quy định về nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam và theo các quy định tại điều ước quốc tế hoặc của các nước khác.
- Phương pháp phân tích, thống kê nhằm đánh giá thực trạng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.
6. Kết cấu của đề tài
- Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung của đề tài chia thành 03 Chương sau:
- Chương 1: Lý luận về nhãn hiệu
- Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu.
Rút ra kết luận khi phân tích Thực trạng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu
- Để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn trong nền kinh tế thị trường và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền SHCN đối với nhãn hiệu, việc hoàn thiện pháp luật SHTT nói chung và pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh nói riêng là yêu cầu cấp thiết.
- Đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản và phân tích các quy định của pháp luật về xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu và thực thi quyền SHCN đối với nhãn hiệu.Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật về nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu và việc thực thi quyền SHCN cũng như cơ chế bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu, Đề tài đã phân tích thực trạng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu thông qua việc phân tích các số liệu giải quyết các vụ việc tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và thực tiễn giải quyết một số vụ việc điển hình liên quan đến tranh chấp về nhãn hiệu đã được giải quyết trong thời gian vừa qua.
- Bên cạnh cơ quan xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu, các cơ quan thực thi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý và ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN nói chung và SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng. Qua việc phân tích số liệu các vụ việc liên quan đến vi phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu do các cơ quan thực thi phát hiện và xử lý, Đề tài đã phân tích một số vụ việc cụ thể nhằm đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hiện hành và chỉ ra những vướng mắc trong quá trình thực thi quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
Bài mẫu Chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật Thương mại số 3
Đề cương chi tiết Chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật thương mại
- LỜI MỞ ĐẦU
- 1. Lý do lựa chọn đề tài
- 2. Mục đích nghiên cứu
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- 4. Bố cục báo cáo
- CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI BỊ CẤM
- 1.1. Khái quát chung về hoạt động quảng cáo thương mại
- 1.1.1. Khái niệm hoạt động quảng cáo thương mại
- 1.1.2. Đặc điểm hoạt động quảng cáo thương mại
- 1.1.3. Phân loại hoạt động quảng cáo thương mại
- 1.2. Khái niệm hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm
- 1.3. Sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm
- 1.3.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm
- 1.3.2. Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm
- CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO HƯƠNG MẠI BỊ CẤM TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH LAI CHÂU
- 2.1. Giới thiệu sở công thương tỉnh Lai Châu
- 2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quảng cáo hương mại bị cấm tại Sở Công Thương tỉnh Lai Châu
- 2.2.1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật Nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự xã hội
- 2.2.2. Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định pháp luật
- 2.2.3. Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo
- 2.2.4. Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo
- 2.2.5. Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân
- 2.2.6. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác
- 2.2.7. Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hóa, dịch vụ
- 2.2.8. Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý
- 2.2.9. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật
- CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI BỊ CẤM TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH LAI CHÂU
- 3.1. Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật thương mại về hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm
- 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm
- 3.2.1. Thống nhất sự điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động quảng cáo và quảng cáo thương mại
- 3.2.2. Hoàn thiện quy định của pháp luật đối với một số hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm
- 3.2.3. Hoàn thiện các quy định về xử phạt trong lĩnh vực quảng cáo thương mại nói chung và quảng cáo thương mại bị cấm nói riêng
- 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm
- 3.3.1. Nâng cao ý thức pháp luật
- 3.3.2. Tăng cường sự quản lý của Nhà nước
- 3.3.3. Tăng cường phát huy vai trò của Hiệp hội quảng cáo
- KẾT LUẬN
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lời mở đầu bài mẫu chuyên đề tốt nghiệp
1. Lý do lựa chọn đề tài
- Cùng với sự phát triển của xã hội, qua các thời kỳ, quảng cáo ngày càng đa dạng về các hình thức và hiện đại hơn về cách thức lẫn phương tiện truyền tải. Trước đây, quảng cáo chỉ mang tính tự phát, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đơn lẻ, ngày nay, quảng cáo đã dần phát triển thành một hoạt động kinh tế xã hội, một ngành nghề kinh doanh mang lại lợi nhuận, phục vụ nhu cầu của đông đảo các cá nhân, tổ chức.
- Trước đây, phương thức quảng cáo phổ biến nhất là truyền miệng thì ngày nay, phương thức quảng cáo đã đa dạng và tân tiến hơn như tờ rơi, báo in, phương thức phát thanh, truyền hình thậm chí đang tiến đến các phương thức hiện đại như truyền thông vệ tinh, thông tin trực tuyến…
2. Mục đích nghiên cứu
- Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc.
- Hai là, việc chuyển hóa và thực thi các Công ước cơ bản của ILO ở sở công thương tỉnh Lai Châu, qua đó, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc.
- Ba là, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc đối với kinh tế, xã hội Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Báo cáo nhằm nghiên cứu việc chuyển hóa và thực thi các Công ước cơ bản của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc ở Việt Nam.
4. Bố cục báo cáo
- Chương 1: Các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc theo các công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO)
- Chương 2: Thực tiễn thực hiện các Công ước của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc sở công thương tỉnh Lai Châu
- Chương 3: Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc ở sở công thương tỉnh Lai Châu
Trên đây là TOP 10 Bài mẫu chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật cho các bạn sinh viên học ngành Luật tham khảo. Hiện nay hotrothuctap.com có nhận viết chuyên đề tốt nghiệp, xin dấu doanh nghiệp và làm trọn gói, nếu các bạn sinh viên có nhu cầu thì inbox với mình qua https://zalo.me/0917193864 để được tư vấn và hỗ trợ nhé