Dưới đây là Chuyên Đề Thực Tập Các Biện Pháp Bảo Đảm Thi Hành Án Dân Sự dùng trong các bài báo cáo thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp phù hợp cho các bạn sinh viên đang đang học ngành luật thì có thể lựa chọn ngay đề tài xịn xò này nhé. Hy vọng mẫu cơ sở lý thuyết dưới đây giúp cho các bạn sinh viên có thêm được tài liệu bổ ích khi làm bài.
Ngoài ra, hiện tại bên mình còn có cả dịch vụ làm thuê chuyên đề thực tập với nhiều đề tài đa dạng phổ biến đạt điểm cao và chất lượng, nếu như bạn đang gặp khó khăn trong quá trình hoàn thiện bài chuyên đề thì có thể tìm đến ngay dịch vụ nhận làm chuyên đề thực tập của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149 để được tư vấn báo giá làm bài chuyên đề trọn gói giá cả phải chăng cho nên bạn không cần phải lăng tăng suy nghĩ!
PHẦN MỞ ĐẦU Báo cáo thực tập Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
1. Lý do chọn đề tài
THADS có vai trò rất quan trọng trong hệ thống pháp lý của nước ta, giúp đảm bảo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật trên thực tế. Hoạt động THADS góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức liên quan và lợi ích của Nhà nước, góp phần ổn định chính trị – xã hội, phát triển kinh tế, tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Chúng ta có thể thấy rõ sự quan trọng của hoạt động THADS thông qua quy định của pháp luật tại Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể tại Điều 106: “Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh thi hành”.
Chuyên Đề Thực Tập Các Biện Pháp Bảo Đảm Thi Hành Án Dân Sự với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật THADS vào năm 2008, ghi nhận thành một luật riêng điều chỉnh vấn đề này. Với sự kế thừa các quy định của pháp luật THADS trước đó cộng với sự học hỏi từ các nước khác, Luật THADS đã có những quy định tiến bộ, phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Một trong những nội dung tiến bộ của Luật THADS so với trước là quy định rõ ràng hơn về trình tự, thủ tục THADS, thời hiệu yêu cầu THA, các biện pháp bảo đảm THADS,…. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển thì những quy định ban đầu sẽ không phù hợp nữa, sẽ bộc lộ những bất cập trên thực tế, yêu cầu phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, chính vì thế, nước ta đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS (được sửa đổi bổ sung năm 2014, 2018). Tuy nhiên, sự sửa đổi, bổ sung này vẫn có những bất cập về các vấn đề trong quá trình tổ chức THADS, trong đó có các vấn đề về biện pháp bảo đảm THADS nên cần phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn trong tương lai.
Cũng xuất phát từ những thực tiễn khi thực tập tại Chi cục THADS Quận 1, bản thân em cảm thấy các biện pháp bảo đảm THADS là một biện pháp quan trọng trong quá trình THADS, góp phần ngăn chặn các hành vi cố ý tẩu tán, hủy hoại tài sản để trốn tránh THADS. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, các tranh chấp về dân sự ngày càng nhiều, bên cạnh đó tâm lý chây ỳ, không tự nguyện thi hành án càng làm rõ hơn vai trò quan trọng của các biện pháp bảo đảm THADS. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng tại Chi cục THADS Quận 1, các quy định về biện pháp bảo đảm này bộc lộ không ít bất cập, cần phải có sự sửa đổi cho phù hợp hơn, hoàn thiện hơn, để quá trình tổ chức thi hành án dân sự được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, bảo vệ lợi ích của các bên liên quan. Từ những lí do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự – Thực tiễn tại Chi cục thi hành án dân sự Quận 1, TP.HCM ” để làm báo cáo thực tập trong thời gian thực tập tại đơn vị.
Đề tài này nhằm trình bày những vấn đề cốt lõi của các biện pháp bảo đảm THADS, thực tiễn của việc áp dụng các biện pháp này trong quá trình tổ chức THADS, từ đó tìm ra các phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật, Luật THADS nói chung, các biện pháp bảo đảm THADS nói riêng, góp phần giải quyết những vướng mắc, bất cập của Chi cục THADS Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình tổ chức THADS.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Mục tiêu nghiên cứu của Báo cáo thực tập này chính là làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến các biện pháp bảo đảm THADS; đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm THADS, để từ đó kiến nghị các giải pháp, phương hướng hoàn thiện pháp luật, góp phần giải quyết những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng các biện pháp bảo đảm THADS để nâng cao hiệu quả tổ chức THADS nói chung. Làm rõ những khó khăn, bất cập trong việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự Quận 1, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật THADS về biện pháp bảo đa và hiệu quả áp dụng tại Chi cục THADS Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài báo cáo này, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề lý luận cơ bản về các biện pháp bảo đảm THADS như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở của quy định pháp luật; nội dung các quy định của Luật THADS về các biện pháp bảo đảm THADS và thực tiễn thực hiện trong công tác tổ chức THADS.
Phạm vi nội dung: Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm THADS tại Chi cục THADS Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi không gian: Chi cục THADS Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: Từ năm 2019 đến 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được học viên tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài cũng được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý truyền thống như phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp… Từ đó, rút ra những đánh giá, kết luận và đề xuất các kiến nghị.
5. Kết cấu của chuyên đề báo cáo
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài báo cáo thực tập có 2 chương gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về các biện pháp bảo đảm THADS
Chương 2: Thực tiễn thi hành pháp luật về việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự Quận 1, TP.HCM và một số giải pháp, kiến nghị
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

NGOÀI RA, HIỆN NAY CHẲNG NHỮNG WEBSITE HOTROTHUCTAP.COM NHẬN VIẾT THUÊ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP MÀ CÒN CÓ THÊM CẢ DỊCH VỤ NHẬN VIẾT HỌC KỲ DOANH NGHIỆP VỚI NHIỀU ĐỀ TÀI XỊN XÒ, CHẤT LƯỢNG, CHO NÊN NẾU NHƯ BẠN CÓ NHU CẦU CẦN VIẾT CHUYÊN ĐỀ HỌC KỲ DOANH NGHIỆP THÌ HÃY TÌM ĐẾN NGAY DỊCH VỤ VIẾT THUÊ HỌC KỲ DOANH NGHIỆP TẠI WEBSITE HOTROTHUCTAP.COM CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN BÁO GIÁ LÀM BÀI TRỌN GÓI QUA ZALO/TELEGRAM : 0934.573.149 .
ĐỀ CƯƠNG Chuyên Đề Thực Tập Các Biện Pháp Bảo Đảm Thi Hành Án Dân Sự
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của chuyên đề báo cáo
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. Các khái niệm liên quan đến các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
1.1.1. Khái niệm về Thi hành án dân sự
1.1.2. Khái niệm về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
1.2. Đặc điểm các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
1.3. Cơ sở của những quy định và ý nghĩa của các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
1.3.1. Cơ sở của những quy định về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
1.3.2. Ý nghĩa của các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
1.4. Quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
1.4.1. Biện pháp phong tỏa tài khoản
1.4.2. Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
1.4.3. Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ QUẬN 1 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
2.1. Giới thiệu về Chi cục thi hành án dân sự Quận 1, TP.HCM
2.1.1. Tổng quan về chi cục thi hành án dân sự Quận 1, TP.HCM
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục thi hành án dân sự Quận 1
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Chi cục thi hành án dân sự Quận 1
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự Quận 1
2.2.1. Những thành tựu đạt được trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự và áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự Quận 1
2.2.2. Những khó khăn, bất cập khi áp dụng biện pháp bảo đảm Thi hành án dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự Quận 1
2.3. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự Quận 1
2.3.1. Về cơ chế tổ chức hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự Quận 1 trong việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
2.3.2. Về những quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trên đây là toàn bộ Chuyên Đề Thực Tập Các Biện Pháp Bảo Đảm Thi Hành Án Dân Sự được tham khảo từ các bạn sinh viên khoá trước đã hoàn thành bài chuyên đề và mình đã chọn lọc nội dung đồng thời gửi gấm đến cho các bạn cùng xem và tham khảo, các bạn có thể dựa vào tài liệu này để thu thập thêm nhiều thông tin cũng như kiến thức cần thiết để có thể triển khai tốt bài chuyên đề của mình trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, nếu như bạn nào đang gặp khó khăn trong quá trinh viết bài chuyên đề thực tập thì có thể tìm đến ngay dịch vụ nhận viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp qua zalo/telegram : 0934.573.149 chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ báo giá làm bài chuyên đề cho bạn nhanh nhất có thể nhé.