Chuyên đề Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu

Rate this post

Dưới đây là mẫu Chuyên đề Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu, các bạn sinh viên ngành ngoại thương nào đang có nhu cầu tìm kiếm mẫu tài liệu liên quan thì hãy tham khảo qua mẫu bài dưới đây để lấy thêm nhiều ý tưởng mới lạ cho bài của mình. Hy vọng mẫu bài dưới đây sẽ không làm các bạn sinh viên thất vọng.

Ngoài ra, nếu các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm bài hoặc không có thời hoan làm bài thì có thể liên hệ bới dịch vụ viết thuê chuyên đề trọn gói của Hotrothuctap nhé


LỜI CẢM ƠN Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu

Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO, việc đổi mới công nghệ để theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới là một xu thế tất yếu. Việc gia tăng nhập khẩu các thiết bị điện và công nghệ điện tử hiện đại từ các nước phát triển, góp phần phát triển ngành công nghệ điện ở Việt Nam cũng như phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sicom, dưới sự hướng dẫn của cô Đỗ Thị Hoa – Trưởng phòng Xuất nhập khẩu công ty và TS. Lê Thị Việt Nga, em đã có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử nói chung và quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức nói riêng tại Công ty. Chính vì thế em đã lựa chọn đề tài: “Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức tại Công ty CP Công nghệ Sicom” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Do thời gian và trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về mặt kiến thức và sự nhìn nhận vấn đề .
Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú trong công ty để bài chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn:
TS. Lê Thị Việt Nga
Trợ lý giám đốc kiêm Trưởng phòng Xuất nhập khẩu: Cô Đỗ Thị Hoa và một số cán bộ nhân viên trong công ty đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành bài chuyên đề này.
Sinh viên

ĐỀ CƯƠNG Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.3. Mục đích nghiên cứu
1.4. Đối tượng nghiên cứu
1.5. Phạm vi nghiên cứu
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
1.6.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
1.7. Kết cấu khóa luận
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về nhập khẩu và hợp đồng TMQT
2.1.2. Khái niệm về đàm phán và đàm phán TMQT
2.2. Một số lý thuyết về đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu
2.2.1. Đặc điểm của đàm phán trong TMQT
2.2.2. Các nguyên tắc của đàm phán trong TMQT
2.2.3. Các hình thức đàm phán trong TMQT
2.2.4. Phương pháp tiếp cận trong đàm phán TMQT
2.2.5. Các chiến lược trong đàm phán TMQT
2.2.7. Khái quát văn hóa Đức trong đàm phán TMQT
2.3. Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu
2.3.1. Lập kế hoạch đàm phán
2.3.3. Kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ TỪ THỊ TRƯỜNG ĐỨC TẠI CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ SICOM
3.1. Tổng quan về Công ty CP Công nghệ Sicom
3.1.1. Giới thiệu chung về công ty CP Công nghệ Sicom
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
3.1.3. Lĩnh vực và ngành nghề đăng ký kinh doanh
3.1.3.1. Phân phối thiết bị
3.1.3.2. Thiết kế, sản xuất và lắp đặt
3.1.3.3. Giải pháp
3.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty CP Công nghệ Sicom
3.1.5. Tài chính của công ty
3.2. Khái quát tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ Sicom
3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
3.2.2. Hoạt động kinh doanh TMQT của công ty
3.3. Phân tích thực trạng quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sicom
3.3.1. Lập kế hoạch đàm phán
3.3.2. Tổ chức đàm phán
3.3.3. Kết thúc đàm phán
3.3.4. Kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm
3.4. Đánh giá thực trạng quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sicom
3.4.1. Những thành tựu đạt được của công ty
3.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân của tồn tại của công ty
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ TỪ THỊ TRƯỜNG ĐỨC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SICOM
4.1. Định hướng phát triển quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sicom trong thời gian tới
4.1.1. Dự báo triển vọng của quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sicom
4.1.2. Quan điểm hoàn thiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức của Công ty Cổ phần Công nghệ Sicom
4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức của Công ty Cổ phần Công nghệ Sicom
4.2.1. Nâng cao hiệu quả của công tác lập kế hoạch đàm phán
4.2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ cho quy trình đàm phán
4.2.3. Chuẩn bị nội dung đàm phán một cách cụ thể, chi tiết
4.2.4. Nâng cao năng lực và hiệu quả tổ chức cho đoàn đàm phán
4.2.5. Chuẩn bị những cuộc đàm phán thử cho đoàn đàm phán
4.2.6. Nâng cao vị thế của công ty trên bàn đàm phán
4.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi cuộc đàm phán
4.3. Một số kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU

1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trên thế giới hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu, các quốc gia trên thế giới đang ngày càng gia tăng hoạt động TMQT. Việt Nam sau khi gia nhập WTO có sự gia tăng không ngừng cả về số lượng và chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các nước trong khối WTO đã giúp Việt Nam mở rộng được mối quan hệ hợp tác, giao lưu, buôn bán với các quốc gia trên thế giới.

Trong hoạt động TMQT, đàm phán trở thành khâu quan trọng giúp doanh nghiệp giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Thực tế hiện nay cho thấy hoạt động đàm phán , ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động TMQT nói riêng vẫn còn nhiều yếu kém và sai sót. Việc hoàn thiện, nâng cao khả năng, hiệu quả đàm phán ký kết hợp đồng TMQT trở thành vấn đề mà các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm.

Công ty CP Công nghệ Sicom là một trong những công ty nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh các thiết bị điện và điện tử tại Hà Nội và miền Bắc Việt Nam. Công ty nhập khẩu công nghệ từ các nước: Đức, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore,… các thiết bị điện, tủ điện, trạm điện, hệ thống camera giám sát, hệ thống chống đột nhập,… và giải pháp chuyển giao công nghệ điện tử như Nhà thông minh, Hệ thống quản lý tòa nhà,… Các sản phẩm kinh doanh của Công ty CP Công nghệ Sicom hiện nay hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài, việc đàm phán với các đối tác nước ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của công ty. Trong quá trình thực tập tại công ty, em nhận thấy bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công ty gặp không ít khó khăn trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu như là các vấn đề về nhân sự, giá cả,… Vì thế em đã lựa chọn đề tài: “Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức tại Công ty CP Công nghệ Sicom”.

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Trong thời gian từ năm 2010 – 2013, tại trường Đại học Thương Mại chưa có luận văn, chuyên đề nào viết về Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức tại Công ty CP Công nghệ Sicom. Cùng với sự tìm hiểu về một số luận văn, chuyên đề khóa luận tại trường Đại học Thương Mại có liên quan như:

– Phạm Thị Thu Phương, năm 2013, Hoàn thiện quy trình đàm phán để ký kết hợp đồng nhập khẩu mặt hàng thảm và vật liệu trang trí nội thất tại công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Minh.
– Tạ Thành Nam, năm 2012, Quản trị quy trình giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu phụ gia từ thị trường Pháp của công ty CP hóa dầu Petrolimex.
– Nguyễn Thị Hương, năm 2010, Quản trị quy trình đàm phán để ký kết hượp đồng nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hàn Việt.

Những luận văn, chuyên đề tốt nghiệp có nghiên cứu về đàm phán ký kết hợp đồng trong thương mại quốc tế đã nêu lên được những lý luận cơ bản về đàm phán ký kết hợp đồng thương mại quốc tế. Tuy nhiên, các luận văn, khóa luận đó đều đã nghiên cứu về hoàn thiện và quản trị quy trình đàm phán ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, nên mang tầm vĩ mô và chưa đi sâu vào quy trình đàm phán ký kết hợp đồng thương mại quốc tế với một thị trường cụ thể. Hơn nữa, trong quá trình thực tập tại công ty CP Công nghệ Sicom em đã được nghiên cứu sâu hơn về quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức.

1.3. Mục đích nghiên cứu

Khóa luận góp phần củng cố kiến thức, một số vấn đề cơ bản về đàm phán trong TMQT và quy trình đàm phán trong TMQT đã được học trong trường thông qua việc tìm hiểu thực tế hoạt động nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử tại công ty CP Công nghệ Sicom.
Trên cơ sở lý thuyết và tình hình thực tế của công ty, khóa luận đưa ra thành công, tồn tại và nguyên nhân, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức tại công ty CP Công nghệ Sicom.

1.4. Đối tượng nghiên cứu

Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức tại công ty CP Công nghệ Sicom.

1.5. Phạm vi nghiên cứu

– Không gian nghiên cứu: công ty CP Công nghệ Sicom
– Thời gian nghiên cứu: kết quả đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu thiết bị điện và điện tử trong giai đoạn 2012- 2014

1.6. Phương pháp nghiên cứu

1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
1.6.1.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp
– Quan sát thực tế tìm hiểu quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử tại công ty CP Công nghệ Sicom, bao gồm công tác: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đàm phán và kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm sau đàm phán.
1.6.1.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp
– Các giáo trình liên quan có đề cập tới hoạt động nhập khẩu, quy trình đàm phán ký kết hợp đồng thương mại quốc tế; một số website cung cấp những thông tin về thực trạng hoạt động nhập khẩu và thực trạng quy trình đàm phán ký kết hợp đồng thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam.
– Các nguồn thông tin nội bộ của công ty: bao gồm các số liệu từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, số liệu hợp đồng nhập khẩu sản phẩm ,…
1.6.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
1.6.2.1.Phương pháp thống kê và tổng hợp
Từ nguồn dữ liệu thu thập được, tiến hành thống kê và tổng hợp các dữ liệu theo các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.6.2.2. Phương pháp phân tích
Trên cơ sở thống kê và tổng hợp nguồn dữ liệu theo các mục tiêu nghiên cứu cụ thể tiến hành phân tích. Quá trình phân tích sử dụng:
– Phương pháp định tính: định tính mối quan hệ giữa cơ sở lý luận và thực tiễn về quy trình đàm phán ký kết hợp đồng.
– Phương pháp phân tích định lượng: lượng hóa tình hình thanh toán, tình hình sản xuất kinh doanh.

1.7. Kết cấu chuyên đề

Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, kết cấu gồm bốn chương:
– Chương 1: Tổng quan về quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu
– Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu
– Chương 3: Thực trạng quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức tại công ty CP Công nghệ Sicom
– Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức tại công ty CP Công nghệ Sicom.


Trên đây là mẫu bài Báo cáo thực tập về môi giới, tiếp thị công ty Bất Động Sản, có thể mẫu bài trên đây chưa đủ đáp ứng các bạn, hãy liên hệ zalo để mình gửi thêm cho các bạn các bài mẫu hay tương tự nữa nhé. Hoặc nếu bạn nào có nhu cầu viết thuê báo cáo thực tập trọn gói hãy nhắn tin qua zalo cho Hotrthuctap để được hỗ trợ kịp thời nhé.

LƯU Ý: CÁC BẠN NÀO ĐÃ ĐỌC QUA ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ, VÀ CẢM THẤY PHÙ HỢP, MUỐN TẢI NGUYÊN BÀI, THÌ HÃY NHẮN TIN QUA ZALO CHO HOTROTHUCTAP.COM GỬI FULL FILE NÀY QUA CHO CÁC BẠN NHÉ.

Contact Me on Zalo