Cơ cấu tổ chức bộ phận phục vụ bàn [Trích từ bài điểm cao]

1/5 - (1 bình chọn)

Dưới đây là mẫu Cơ cấu tổ chức bộ phận phục vụ bàn dùng trong các bài báo cáo thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp phù hợp cho các bạn sinh viên đang làm đề tài Giới thiệu Cơ cấu tổ chức bộ phận phục vụ bàn. Hy vọng mẫu cơ sở lý thuyết dưới đây giúp cho các bạn sinh viên có thêm được tài liệu bổ ích khi làm bài.

Trong quá trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp nếu các bạn không có thời gian hoàn thành, không có công ty thực tập các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết bài trọn gói để được hỗ trợ Số điện thoại/zalo/0917 193 864


1. Cơ cấu tổ chức.

Cơ cấu tổ chức bộ phận phục vụ bàn

Cơ cấu tổ chức bộ phận phục vụ bàn*Nhận xét:
– Cơ cấu tổ chức quản lý tại bộ phận phục vụ bàn của nhà hàng Công Nghệ Tiệc Cưới Hoàng Gia 2 theo mô hình trực tuyến chức năng, thực hiện chế độ một Trưởng bộ phận, một phó bộ phận là 2 người điều hành cao nhất của bộ phận phục vụ tiệc trong nhà hàng tiệc cưới Hoàng Gia. Đặc điểm của mô hình này là chia bộ phận tổ chức thành các tuyến chức năng riêng biệt, mỗi tuyến là một bộ phận hay đơn vị, đảm nhận thực hiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ nào đó của nhà hàng, các hoạt động giống nhau được tập trung lại trong một số tuyến chức năng riêng biệt.

2. Các vị trí việc làm tại bộ phận phục vụ bàn.

Bộ phận phục vụ bàn có nhiệm vụ đưa đồ ăn từ bếp ra cho khách theo đúng yêu cầu, tiếp nhận những yêu cầu từ khách như nhận thông tin từ việc gọi món, giúp đỡ khách trong khi ăn uống hoặc giải quyết các yêu cầu phát sinh từ khách. Vì thế mà các vị trí việc làm tại bộ phận này cũng phân bổ khá đơn giản nhưng chặt chẽ, phối hợp với nhau phải rất ăn ý, theo trình tự cơ cấu tổ chức bao gồm các vị trí sau:

2.1. Trưởng bộ phận phục vụ bàn:

– Đảm bảo nhân viên phục vụ ,dụng cụ phục vụ các khu vực, làm việc sạch sẽ và phục vụ một cách hiệu quả cho nhà hàng.
– Phân công nhân viên, cùng các nhân viên khác thực hiện công việc chuẩn bị vào ca.
– Báo cáo tình hình hoạt động trong ngày trực tiếp với quản lý.
– Kiểm tra công việc chuẩn bị trước giờ phục vụ.
– Quản lý toàn bộ nhân viên phục vụ tại khu vực phụ trách.
– Theo dõi việc sử dụng các công cụ trong giờ làm việc.
– Kiểm tra các máy móc, thiết bị thuộc khu vực phụ trách trước khi vào ca. Đề xuất ngay các trường hợp phải sửa chữa cho quản lý và chuyển cho bảo trì.
– Kiểm tra toàn bộ các công việc kết thúc ca của tầng phụ trách. Tổ chức giao ca cho ca sau.

2.2. Phó bộ phận bàn:

– Trợ giúp cho trưởng bộ phận phục vụ thực hiện tốt trách nhiệm phân công công việc và bàn giao ca, các tầng cần phải phục vụ tiệc theo đúng thời gian va tiến độ.
– Giúp trưởng bộ phận kiểm tra toàn bộ các công việc kết thúc ca của tầng phụ trách, tổ chức giao ca cho ca sau.
– Kiểm tra công việc chuẩn bị trước giờ phục vụ.
– Quản lý toàn bộ nhân viên phục vụ tại khu vực phụ trách.
– Theo dõi việc sử dụng các công cụ trong giờ làm việc.
– Kiểm tra các máy móc, thiết bị thuộc khu vực phụ trách trách.

2.3. Trưởng nhóm phục vụ bàn tầng 1:

– Trưởng nhóm chịu trách nhiệm toàn bộ về nhóm nhân viên phục vụ tầng 1, phụ trách khu bàn tầng 1. Trưởng nhóm phục vụ bàn phải có kiến thức tốt về các món ăn và rượu vang, biết cách phục vụ đúng và phải có khả năng điều hành các nhân viên khác trong nhóm. Trưởng nhóm phục vụ bàn sẽ nhận yêu cầu gọi món và phục vụ tại bàn tầng 1 với sự giúp đỡ của phó bộ phận người có vị trí thứ hai trong nhóm. Việc này bao gồm cả việc đẩy xe thức ăn nếu cần thiết. (Cơ cấu tổ chức bộ phận phục vụ bàn)

2.4. Trưởng nhóm phục vụ bàn tầng 2:

– Trưởng nhóm chịu trách nhiệm toàn bộ về nhóm nhân viên phục vụ tầng 2, phụ trách khu bàn tầng 2. Trưởng nhóm phục vụ bàn phải có kiến thức tốt về các món ăn và rượu vang, biết cách phục vụ đúng và phải có khả năng điều hành các nhân viên khác trong nhóm. Trưởng nhóm phục vụ bàn sẽ nhận yêu cầu gọi món và phục vụ tại bàn tầng 2 với sự giúp đỡ của phó bộ phận người có vị trí thứ hai trong nhóm. Việc này bao gồm cả việc đẩy xe thức ăn nếu cần thiết.

2.5. Trưởng nhóm phục vụ bàn tầng 3:

– Trưởng nhóm chịu trách nhiệm toàn bộ về nhóm nhân viên phục vụ tầng 3, phụ trách khu bàn tầng 3. Trưởng nhóm phục vụ bàn phải có kiến thức tốt về các món ăn và rượu vang, biết cách phục vụ đúng và phải có khả năng điều hành các nhân viên khác trong nhóm. Trưởng nhóm phục vụ bàn sẽ nhận yêu cầu gọi món và phục vụ tại bàn tầng 3 với sự giúp đỡ của phó bộ phận người có vị trí thứ hai trong nhóm. Việc này bao gồm cả việc đẩy xe thức ăn nếu cần thiết.

2.6. Nhân viên phục vụ tầng 1:

– Vệ sinh bàn ghế và khu vực phục vụ tiệc tầng 1. Đảm bảo khu vực làm việc sạch sẽ tuyệt đối.
– Giới thiệu khách hàng các món ăn và đồ uống cho khách hàng.
– Bày bàn ăn, bàn tiệc theo đúng yêu cầu của trưởng nhóm phục vụ tầng 1, phục vụ khách hàng đồ ăn và uống.
– Kiểm tra các món ăn trước khi phục vụ khách, dọn dẹp bàn ăn và thay đồ mới cho khách, sẵn sàng trả lời và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
– Tác phong chuyên nghiệp, đồng phục tư trang gọn gang, sạch sẽ.(Cơ cấu tổ chức bộ phận phục vụ bàn)
– Bảo quản, cất giữ các đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng, dễ kiểm kê.
– Báo cáo với quản lý tất cả các sự cố xảy ra trong nhà hàng.
– Khi hết khách dọn dẹp bàn ghế, lau sạch và sắp xếp bát đĩa, ly chén gọn gàng trước khi kết thúc ca.
– Báo cáo ngay khi phát hiện chén đĩa sứt mẻ mất vệ sinh.
– Phối hợp với thu ngân, quản lý nhà hàng và bếp trưởng khi khách gọi món, yêu cầu hủy.

2.7. Nhân viên phục vụ bàn tầng 2:

– Vệ sinh bàn ghế và khu vực phục vụ tiệc tầng 2. Đảm bảo khu vực làm việc sạch sẽ tuyệt đối.
– Giới thiệu khách hàng các món ăn và đồ uống cho khách hàng.
– Bày bàn ăn, bàn tiệc theo đúng yêu cầu của trưởng nhóm phục vụ tầng 1, phục vụ khách hàng đồ ăn và uống.
– Kiểm tra các món ăn trước khi phục vụ khách, dọn dẹp bàn ăn và thay đồ mới cho khách, sẵn sàng trả lời và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
– Bảo quản, cất giữ các đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng, dễ kiểm kê.(Cơ cấu tổ chức bộ phận phục vụ bàn)
– thức ăn, tính tiền Báo cáo với quản lý tất cả các sự cố xảy ra trong nhà hàng.
– Khi hết khách dọn dẹp bàn ghế, lau sạch và sắp xếp bát đĩa, ly chén gọn gàng trước khi kết thúc ca.
– Báo cáo ngay khi phát hiện chén đĩa sứt mẻ mất vệ sinh.
– Phối hợp với thu ngân, quản lý nhà hàng và bếp trưởng khi khách gọi món, yêu cầu hủy.(Cơ cấu tổ chức bộ phận phục vụ bàn)

2.8. Nhân viên phục vụ bàn tầng 3:

– Vệ sinh bàn ghế và khu vực phục vụ tiệc tầng 3. Đảm bảo khu vực làm việc sạch sẽ tuyệt đối.
– Giới thiệu khách hàng các món ăn và đồ uống cho khách hàng.
– Bày bàn ăn, bàn tiệc theo đúng yêu cầu của trưởng nhóm phục vụ tầng 1, phục vụ khách hàng đồ ăn và uống.
– Kiểm tra các món ăn trước khi phục vụ khách, dọn dẹp bàn ăn và thay đồ mới cho khách, sẵn sàng trả lời và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
– Bảo quản, cất giữ các đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng, dễ kiểm kê.
– thức ăn, tính tiền Báo cáo với quản lý tất cả các sự cố xảy ra trong nhà hàng.
– Khi hết khách dọn dẹp bàn ghế, lau sạch và sắp xếp bát đĩa, ly chén gọn gàng trước khi kết thúc ca.
– Báo cáo ngay khi phát hiện chén đĩa sứt mẻ mất vệ sinh.
– Phối hợp với thu ngân, quản lý nhà hàng và bếp trưởng khi khách gọi món, yêu cầu hủy.(Cơ cấu tổ chức bộ phận phục vụ bàn)

2.9. Phụ bàn:

– Phụ bàn chịu trách nhiệm trợ giúp, hỗ trợ các nhân viên ở các tầng phục vụ khách ăn uống nếu như các nhân viên phục vụ chưa làm hết các công việc được giao hoặc là do quá bận, lượng khách quá lớn.
– Nhân viên phụ bàn chủ yếu là bưng bê và thu dọn. Họ có thể thực hiện một số dịch vụ nhỏ như mang rau, nước sốt, nem , đặt dĩa lên bàn và các việc khách.
– Họ cũng hỗ trợ công việc bày bàn, dọn dẹp bàn sau mỗi bữa ăn.(Cơ cấu tổ chức bộ phận phục vụ bàn)
Ngoài ra còn có:

2.10. Nhân viên chia đồ ăn (Carve hoặc trancheur):

– Nhân viên chia đồ ăn có trách nhiệm đẩy xe đồ ăn đến bên cạnh bàn khi có yêu cầu. Nhân viên chia đồ ăn sẽ đặt món ăn lên bàn cùng với đồ ăn kèm. Để có được mức đồ ăn xếp lên xe tối đa cho mỗi lần mà có ít sự đổ vỡ nhất, cần phải có rất nhiều kỹ năng.

2.11. Nhân viên phục vụ đồ uốngrượu vang (Sommelier hoặc Wine Waiter):

– Người phục vụ rượu có trách nhiệm phục vụ mọi đồ uống trong suốt bữa ăn. Nhân viên này phải có hiểu biết sâu về mọi loại đồ uống, loại vang nào phù hợp với món ăn nào, và kiến thức về cách dùng rượu tùy theo khu vực và cơ sở kinh doanh.


Trên đây là mẫu Cơ cấu tổ chức bộ phận phục vụ bàn được tham khảo từ báo báo cáo tốt nghiệp điểm cao các bạn có thể dùng tham khảo khi viết bài tốt nghiệp của mình nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình thực tập và làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ từ DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP điểm cao trọn gói công ty Số điện thoại/zalo 0917 193 864.

Contact Me on Zalo