Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

5/5 - (2 bình chọn)

Hello, chào các bạn sinh viên, ở bài viết này mình xin gửi tới các bạn mẫu bài Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, với mong muốn gửi đến các bạn mẫu tài liệu liên quan và bổ ích, Hotrothuctap đã dành nhiều thời gian của mình đã chọn lọc và đăng tải lên cho các bạn mẫu bài hoàn chỉnh này.

Các bạn nào đang gặp khó khăn về bài báo cáo thực tập, hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập trọn gói tại Hotrothuctap nhé, nhắn tin zalo để được hỗ trợ kịp thời.


1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ chi trả tiền hàng hóa và các khoản thanh toán khác trong nền kinh tế được thực hiện bằng cách trích tài khoản trong hệ
thống cung ứng dịch vụ thanh toán (gọi chung là ngân hàng) mà không sử dụng tiền mặt để thanh toán.
Như vậy, thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ trung gian của ngân hàng. Ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản, bao gồm các tổ chức kinh tế, đơn vị cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng.

Thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm có 4 bên:
 Bên mua hàng hay nhận dịch vụ cung ứng
 Ngân hàng phục vụ bên mua, tức là Ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài khoản giao dịch
 Bên bán, tức là bên cung ứng dịch vụ và hàng hóa
 Ngân hàng phục vụ bên bán, tức là ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài khoản giao dịch

2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt

Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của vật tư hàng hóa cả về không gian lẫn thời gian. Việc giao hàng được tiến hành ở nơi này, trong thời gian này nhưng thanh toán có thể được thực hiện ở nơi khác, vào khoảng thời gian khác. Đây là đặc điểm thanh toán của thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt thể hiện rõ trong các hoạt động thanh toán quốc tế.
Thanh toán không dùng tiền mặt nghĩa là không có sự xuất hiện của tiền mặt trong thanh toán, tiền mặt chỉ hiện diện trong sổ sách, chứng từ kế toán. Để làm được như vậy, bắt buộc các bên tham gia thanh toán phải có tài khoản tại ngân hàng để tham gia giao dịch.

Như vậy, vai trò của ngân hàng trong thanh toán không dùng tiền mặt là vô cùng quan trọng, ngân hàng là một khâu trung gian trong việc thanh toán thông qua lệnh chuyển tiền của các bên tham gia. Nếu ngân hàng làm tốt vai trò của mình thì việc hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng sẽ phát triển mạnh mẽ và ngược lại.
Chính vì thế, thanh toán không dùng tiền mặt có một số ưu điểm to lớn như:
 Không có sự hiện diện của tiền mặt nên sẽ tiết kiệm được lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm được chi phí phát hành, bảo quản, thay thế tiền mới, tiền dễ bị mất cắp, tiền giả…
 Tiết kiệm được chi phí giao dịch do không phải mang theo lượng tiền mặt lớn khi thanh toán và an toàn cho người cầm tiền. Ngân hàng sẽ chuyển tiền khi khách hàng có yêu cầu. Phí giao dịch này rất thấp.

 Khi các bên tham gia thanh toán bắt buộc các bên tham gia thanh toán phải có tài khoản và gửi tiền trong tài khoản, chính vì thế lượng tiền cất trữ trong dân cư sẽ giảm đi làm tăng khả năng thanh toán trong NHTM.
 Mặt khác, khi giao dịch qua ngân hàng thì Ngân hàng có thể kiểm soát được nguồn tiền, lượng tiền, làm tăng tính minh bạch của các giao dịch và hạn chế nạn “rửa tiền”.

3. Vai trò của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt đã tạo ra những thuận lợi to lớn đối với toàn xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhờ những ưu điểm vượt trội của nó so với thanh toán dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Thứ nhất, đối với nền kinh tế.

hanh toán không dùng tiền mặt giúp thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn được rút ngắn, chu kì sản xuất, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất và tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nó được coi là khâu đầu tiên và cũng là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất và liên quan đến toàn bộ lĩnh vực lưu thông hàng hóa, tiền tệ của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Đồng thời, thanh toán không dùng tiền mặt cũng góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế khác trong xã hội. Do đó, thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò rất to lớn đối với nền kinh tế, đặc biệt là với nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Thứ hai, đối với ngân hàng.

Cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng và nền kinh tế tạo điều kiện cho ngân hàng gia tăng thêm thu nhập từ việc thu phí dịch vụ. Từ đó thay đổi cơ cấu thu nhập trong tổng thu nhập, nâng cao khả năng tài chính, khả năng cạnh tranh và tạo sự phát triển bền vững.
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các NHTM, nhờ việc khai thác và sử dụng linh hoạt nguồn vốn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Đồng thời, kích thích các hoạt động dịch vụ ngân hàng liên quan phát triển như: dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền điện tử, thanh toán trực tuyến. Đây cũng chính là điều kiện để thu hút, hấp dẫn khách hàng quan hệ với ngân hàng.

Thông qua hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng nắm được những thông tin về tình hình thanh toán, hoạt động của khách hàng, là những thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng.
Thứ ba, đối với khách hàng.
Thanh toán qua ngân hàng mang lại lợi ích to lớn cho khách hàng, nhờ việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tiết kiệm được các chi phí phát sinh (chi phí vận chuyển, chi phí kiểm đếm…) từ đó giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt bảo đảm tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo mật cho khách hàng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các NHTM trong hoạt động thanh toán ngày càng cao, cụ thể: chỉ bằng một lệnh của chủ tài khoản, một giao dịch có thể thực hiện được ngay không kể không gian và địa điểm giao dịch nhờ công nghệ mạng, công nghệ chuyển tiền điện tử và công nghệ online. Đây là tiện ích thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng trong ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay.

Sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong hoạt động thanh toán (nhất là các loại thẻ ngân hàng), tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự chọn lựa trong việc sử dụng các dịch vụ sao cho có lợi nhất: tiện ích và chi phí giao dịch thấp.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ luân chuyển vốn và quá trình sản xuất trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn về vốn và tài sản, tránh được rủi ro.
Thứ tư, đối với xã hội.

Trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, thanh toán không dùng tiền mặt góp phần làm giảm thấp tỷ trọng tiền mặt lưu thông, do đó tiết kiệm được chi phí lưu thông trong xã hội. Mặt khác, thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho các TCTD khai thác tốt chức năng trung gian thanh toán, thực hiện quá trình chu chuyển tiền tệ cho nền kinh tế, khai thác và sử dụng nguồn vốn trong nền kinh tế; tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng, thúc đẩy đồng vốn luân chuyển nhanh chóng, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất, luân chuyển hàng hóa.
Thanh toán không dùng tiền mặt cũng góp phần hạn chế nạn tiền giả, nạn rửa tiền, trộm cắp, lừa đảo; tạo thói quen thanh toán và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân, tạo môi trường thanh toán văn minh, lịch sự, thuận tiện và nhanh chóng.

4. Điều kiện để khách hàng tham gia và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại

Những yêu cầu đối với các chủ thể khi mở tài khoản thanh toán
Trước hết, các chủ thể tham gia giao dịch mở tài khoản thanh toán phải có năng lực hành vi dân sự. Họ phải chứng minh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của mình thông qua quyết định thành lập và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm chủ tài khoản và kế toán trưởng (đối với tổ chức) hoặc chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân)… Cụ thể là:
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể
Đối với các khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, các đơn vị vũ trang phải gửi cho ngân hàng, nơi mở tài khoản những giấy tờ sau:
 Giấy đăng kí mở tài khoản do chủ tài khoản kí tên, đóng dấu trong đó ghi rõ các nội dung sau:
• Tên đơn vị
• Họ và tên chủ tài khoản
• Địa chỉ giao dịch của đơn vị
• Số, ngày, tháng, năm, nơi cấp Chứng minh thư nhân dân của chủ tài khoản
• Tên ngân hàng nơi mở tài khoản
 Bản đăng kí mẫu dấu và chữ kí để giao dịch với ngân hàng bao gồm:
• Chữ kí của chủ tài khoản và những người được ủy quyền kí thay chủ tài khoản trên các giấy tờ thanh toán giao dịch với ngân hàng (chữ kí thứ nhất)
• Chữ kí của kế toán trưởng và những người được ủy quyền kí thay kế toán trưởng (chữ kí thứ 2)
• Mẫu dấu của đơn vị

 Các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị cũng như quyết định thành lập đơn vị, giấy phép thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, thủ trưởng đơn vị…(nếu là bản sao phải có chứng nhận của công chức nhà nước).
Đối với khách hàng là cá nhân
Đối với khách hàng là cá nhân do người xin mở tài khoản kí tên, trong đó ghi rõ:
 Họ và tên chủ tài khoản
 Địa chỉ giao dịch của chủ tài khoản
 Số, ngày, tháng, năm, nơi cấp Chứng minh thư nhân dân của chủ tài khoản
 Tên ngân hàng nơi mở tài khoản
 Bản đăng kí mẫu chữ kí của chủ tài khoản để giao dịch với ngân hàng nơi mở tài khoản.

Khi nhận được giấy tờ đăng kí, xác minh điều kiện mở tài khoản, ngân hàng sẽ trả lời đồng ý hoặc từ chối mở tài khoản bằng văn bản. Trong trường hợp ngân hàng đồng ý mở tài khoản, hồ sơ đăng kí mở tài khoản của khách hàng sẽ được chuyển cho bộ phận chức năng của ngân hàng làm thủ tục và tài khoản và thông báo số hiệu tài khoản cũng như thời gian bắt đầu có hiệu lực của tài khoản cho khách hàng biết để giao dịch. Kể từ thời điểm tài khoản thanh toán bắt đầu có hiệu lực, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan sẽ phát sinh. Trên cơ sở hợp đồng tài khoản thanh toán mà các bên đã giao kết, các bên có trách nhiệm thực nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ của mình như cam kết.
Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán

a. Khách hàng bên trả tiền
Người sử dụng dịch vụ thanh toán được lựa chọn và sử dụng các dịch vụ thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp phù hợp với qui định của pháp luật.
Chủ tài khoản phải đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán tại thời điểm mà giao dịch thanh toán phải được thực hiện thanh toán mà chủ tài khoản đã lập, hoặc theo thỏa thuận giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc chi trả số tiền trên tài khoản tiền gửi của mình. Nếu không thực hiện đúng theo nguyên tắc qui định thì chủ tài khoản phải chịu phạt theo qui định của NHNN, TCTD. Thực hiện đầy đủ, đúng các qui định về mở và sử dụng tài khoản, giấy tờ thanh toán theo mẫu do ngân hàng qui định. Các chứng từ nộp vào ngân hàng đều phải lập theo mẫu in sẵn do ngân hàng in ấn nhượng bán. Khi lập chứng từ phải ghi chép đầy đủ các yếu tố, chữ kí và con dấu đóng trên chứng từ phải đúng với chữ kí và con dấu đã đăng kí tại ngân hàng.

Mọi trường hợp vi phạm kỉ luật thanh toán, quản lí giấy tờ thanh toán không chặt chẽ bị kẻ gian lợi dụng, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi thiệt hại do đơn vị gây ra.
Khi thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, người sử dụng dịch vụ thanh toán (gọi là khách hàng) phải tuân thủ theo những qui định và hướng dẫn của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc lập chứng từ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh tiền ở tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
b. Đơn vị bên bán (bên thụ hưởng)
Thông thường chỉ áp dụng với trường hợp sử dụng hình thức UNT. Bên thụ hưởng phải giao hàng đầy đủ theo qui định của hợp đồng đã kí kết, lập giấy đòi tiền theo đúng thể thức đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng, kiểm soát chặt chẽ các chứng từ và nộp chứng từ thanh toán vào ngân hàng phục vụ mình đúng thời gian qui định. Nếu vi phạm một trong các điều khoản ghi trong hợp đồng về chứng từ đều không có giá trị thanh toán.

c. Đối với ngân hàng
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (gọi tắt là ngân hàng) phải kiểm soát các chứng từ thanh toán của khách hàng trước khi hạch toán và thanh toán, bảo đảm lập đúng thủ tục qui định, dấu (nếu có đăng kí mẫu) và chữ kí trên chứng từ thanh toán đúng với mẫu đã đăng kí tại ngân hàng (nếu là chữ kí tay) hoặc đúng với chữ kí điện tử do ngân hàng cung cấp (nếu là chữ kí điện tử); khả năng thanh toán của khách hàng còn đủ để chi trả số tiền trên chứng từ.
Đối với chứng từ thanh toán hợp lệ, được đảm bảo khả năng thanh toán ngân hàng có trách nhiệm xử lí chính xác, an toàn, thuận tiện; sử dụng tài khoản để hạch toán các giao dịch thanh toán và giữ bí mật về số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng theo đúng qui định của pháp luật. Khi phát sinh giao dịch hạch toán trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, ngân hàng phải gửi đầy đủ, kịp thời giấy báo Nợ hoặc giấy báo Có và cuối tháng gửi bản sao sổ tài khoản tiền gửi hay giấy báo số dư tài khoản tiền gửi cho chủ tài khoản biết.

Ngân hàng được từ chối thanh toán đối với chứng từ thanh toán không hợp lệ, không được đảm bảo khả năng thanh toán, đồng thời không chịu trách nhiệm về những nội dung liên đới giữa hai bên khách hàng.
Nếu do thiếu sót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì ngân hàng phải bồi thường thiệt hại và tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo pháp luật.


Trên đây là mẫu bài Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, có thể mẫu bài trên đây chưa đủ đáp ứng các bạn, hãy liên hệ zalo để mình gửi thêm cho các bạn các bài mẫu hay tương tự nữa nhé. Hoặc nếu bạn nào có nhu cầu viết thuê báo cáo thực tập trọn gói hãy nhắn tin qua zalo cho Hotrthuctap để được hỗ trợ kịp thời nhé.

LƯU Ý: CÁC BẠN NÀO ĐÃ ĐỌC QUA ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ, VÀ CẢM THẤY PHÙ HỢP, MUỐN TẢI NGUYÊN BÀI, THÌ HÃY NHẮN TIN QUA ZALO CHO HOTROTHUCTAP.COM GỬI FULL FILE NÀY QUA CHO CÁC BẠN NHÉ.

Contact Me on Zalo