Cơ sở Lý luận về Marketing trong báo cáo thực tập

Rate this post

Hôm nay Hotrothuctap.com lại chia sẻ Cơ sở Lý luận về Marketing trong báo cáo thực tập. Bài viết này sẽ giúp các bạn sinh viên đang làm bài báo cáo thực tập marketing có thêm nguồn tài liệu tham khảo cách làm bài báo cáo thực tập marketing hoàn thiện. Vì bài mẫu nên có nhiều bạn sinh viên sẽ sử dụng để tham khảo làm bài và khả năng trùng lặp đạo văn khá là cao, các bạn muốn viết bài mới, tránh bị đạo văn và có đầu tư chất lượng bài hãy liên hệ với hotrothuctap.com mình nhé.

Trong quá trình làm báo cáo thực tập marketing nếu các gặp khó khăn trong quá trình làm bài như chọn đề tài, công ty, làm bài hoàn chỉnh, có thể liên hệ với dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập của Admin qua https://zalo.me/0917193864 nhé

Những vấn đề cơ bản về Marketing

Khái niệm Marketing (Cơ sở Lý luận Marketing trong bài báo cáo)

  • Theo Philip Kotler – Một giáo sư Marketing nổi tiếng của Mỹ định nghĩa:
  • “Marketing là hoạt động của con người hướng tới thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng thông qua quá trình trao đổi”. (Trương Đình Chiến, 2010) . Hiệp hội Marketing Mỹ đã đưa ra định nghĩa: “Marketing là tập hợp các hoạt động, cấu trúc cơ chế và quy trình nhằm tạo ra, truyền thông và phân phối những thứ có giá trị cho người tiêu dùng, khách hàng, đối tác và xã hội nói chung”. (2007) Mặc dù được xem xét từ những góc độ quan điểm khác nhau với cách diễn đạt khác nhau nhưng các định nghĩa trên đều hội tụ những điểm chung cơ bản của Marketing như sau:
  • Đây là một tiến trình quản trị mang tính xã hội;
  • Hoạt động Marketing xuất phát từ nhu cầu thỏa mãn mong muốn đòi hỏi của khách hàng, bán cái thị trường cần chứ không phải bán thứ mình có sẵn; Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường để biết người tiêu dùng cần gì và phản ứng linh hoạt với những diễn biến trên thị trường.

Vai trò Marketing đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

  • Hiểu theo nghĩa rộng, toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động Marketing từ hình thành ý tưởng sản xuất một loại hàng hóa đến triển khai sản xuất và tiêu thụ để hàng hóa đó thực sự bán được trên thị trường. Việc quảng cáo, xúc tiến, định giá và phân phối là những chức năng cơ bản để tiêu thụ hàng hóa đó.
  • Vì vậy, các doanh nghiệp phải làm marketing nếu muốn thành công trong cơ chế thị trường. Marketing giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường do nó cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi trường bên ngoài. Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc họ có cung cấp được cho thị trường đúng cái thị trường cần, phù hợp với mong muốn và khả năng mua của người tiêu dùng hay không. ( Trương Đình Chiến, 2010 )

Những hoạt động cơ bản Marketing của doanh nghiệp

Hoạt động nghiên cứu thị trường (Cơ sở lý luận về marketing)

  • Marketing tìm kiếm, phát hiện và thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng như thế nào? Đây là một nhiệm vụ của Marketing, người kinh doanh phải hiểu được tầm quan trọng, bản chất của việc phát hiện và thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng tiềm năng. Vì vậy, nghiên cứu nhu cầu thị trường là một hoạt động cốt lõi của Marketing. Nhưng, nhu cầu thị trường là một khái niệm cần được hiểu theo 3 mức độ. Ở đây, chúng ta phải nhận thức được sự khác biệt giữa nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán. Đây chính là 3 mức độ của nhu cầu thị trường mà những người kinh doanh cần phải biết, để hiểu, phát hiện và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng thực chất là gì?
  • Nhu cầu tự nhiên: Nó xuất hiện khi con người hoặc tổ chức nhận thấy một trạng thái thiếu hụt cần được đáp ứng bởi một hàng hoá hay dịch vụ nào đó;
  • Nhu cầu mong muốn: Là nhu cầu tự nhiên nhưng đã được chia sẻ bởi kiến thức, văn hoá và cá tính của con người. Nó hình thành khi người tiêu dùng đã hướng nhu cầu tự nhiên của họ vào một hàng hoá cụ thể;
  • Nhu cầu có khả năng thanh toán: Nếu chỉ làm cho người tiêu dùng có mong muốn về những sản phẩm của doanh nghiệp là chưa đủ. Người tiêu dùng còn phải có khả năng mua nghĩa là mong muốn này phải được đảm bảo bằng tiền. Doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu có khả năng thanh toán. Marketing phải cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mà họ có thể mua được, nghĩa là với giá cả phù hợp với sức mua và có sẵn tại nơi họ có thể mua. (Trương Đình Chiến, 2010).

Phân khúc thị trường (Cơ sở lý luận về marketing)

  • Phân khúc thị trường được định nghĩa như là một quá trình phân chia thị trường tổng thể thành nhiều nhóm khách hàng khác nhau theo những tiêu thức nhất định sao cho mỗi nhóm gồm những khách hàng có những đặc điểm chung, có nhu cầu và hành vi mua giống nhau. Kết quả của việc phân khúc thị trường là nhà quản trị
  • Marketing nhận biết được thị trường sản phẩm của họ có bao nhiêu nhóm khách hàng khác biệt nhau về nhu cầu và mong muốn.
  • Khi phân khúc thị trường phải đạt các yêu cầu sau:
  • Tính đo lường được: Qui mô và mãi lực của các phân khúc phải đo lường
  • được.
  • Tính tiếp cận được: Các khúc thị phần phải vươn tới và phục vụ được bằng hệ thống phân phối và các hoạt động truyền thông.
  • Tính hấp dẫn: Các phân khúc thị trường phải có qui mô đủ lớn và sinh lời được.
  • Tính khả thi: Doanh nghiệp phải có đủ khả năng về nhân lực, tài chính, kỹ thuật, Marketing để đáp ứng được đòi hỏi của các khúc thị trường đã phân khúc.
  • Có rất nhiều tiêu thức dùng để phân khúc thị trường. Người làm Marketing phải nghiên cứu, thử nghiệm để đưa ra tiêu thức phân khúc thích hợp. Chúng ta sẽ khảo sát các tiêu thức thường được sử dụng để phân khúc thị trường như địa lý, dân số, tâm lý và hành vi.

Phân khúc theo khu vực địa lý

  • Phương pháp này đòi hỏi chia thị trường thành các khu vực địa lý khác nhau như các Quốc gia, các Vùng, các Tỉnh, Thành phố, Quận, Huyện.
  • Phân khúc theo dân số: Phân khúc theo dân số được chia làm nhiều loại như:
  • Phân khúc theo độ tuổi, phân khúc theo giới tính, quy mô gia đình,…các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều tiêu thức để phân khúc khách hàng trong tình huống phân khúc theo dân số nhằm làm cho các nhóm khách hàng đồng nhất hơn.
  • Phân khúc theo tâm lý: Trong phân khúc này, khách hàng được chia làm các nhóm dựa trên tầng lớp xã hội, lối sống hoặc cá tính.
  • Phân tích theo hành vi mua hàng
  • – Dịp mua: Khách hàng hay mua hàng vào dịp nào trong tháng, quý, năm để đáp ứng nhu cầu mang tính thời vụ.
  • – Mức sử dụng: Căn cứ vào mức sử dụng để phân loại khách hàng: người không mua, mua ít, mua vừa, mua nhiều.
  • – Mức trung thành với nhãn hiệu: Có nhiều mức độ trung thành với nhãn hiệu như: không trung thành, ít trung thành, mức độ trung thành trung bình, rất trung
  • thành, tuyệt đối trung thành.
  • – Lợi ích mua hàng: Khi mua hàng khách hàng thường hay xem xét lợi ích mà món hàng sẽ đem lại cho họ như lợi ích về kinh tế, y tế, …

Lựa chọn thị trường mục tiêu (Cơ sở lý luận về Marketing)

  • Thị trường mục tiêu là một phân khúc thị trường chứa khách hàng có nhu cầu hay mong muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng hoặc có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đây là thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện chiến lược Marketing của mình.
  • Để lựa chọn được thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp cần đánh giá các khúc thị trường khác nhau qua đó chọn một hay một số khúc thị trường mà doanh nghiệp mình có lợi thế cạnh tranh làm thị trường mục tiêu để giải quyết phân phối nguồn lực
  • Marketing tại những khúc thị trường mục tiêu này. Việc đánh giá dựa trên 3 yếu tố:
  • – Đánh giá quy mô và mức tăng trưởng của từng khúc thị trường.
  • – Đánh giá mức độ hấp dẫn về cơ cấu của phân khúc thị trường.
  • – Đánh giá mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp.
  • Sau khi đánh giá các khúc thị trường, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu – là thị trường doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Có năm phương án để lựa chọn:
  • Một là: Tập trung vào một khúc thị trường. Khi tập trung mọi nguồn lực vào một khúc thị trường thì khả năng giành được vị trí dẫn đầu trong phân khúc đó là rất cao. Tuy nhiên, phương án này có độ rủi ro khá cao vì đến lúc nào đó, nhu cầu trong khúc thị trường này sẽ giảm đi.
  • Hai là: Chuyên môn hoá chọn lọc. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chọn một số khúc thị trường, mỗi khúc thị trường đều có sức hấp dẫn khách quan và phù hợp với những mục tiêu và nguồn tài nguyên của mình. Chiến lược phục vụ nhiều khúc thị trường này có ưu điểm là hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp, nếu một khúc thị trường nào đó trở nên không hấp dẫn nữa thì doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục thu lợi nhuận từ những khúc thị trường khác.
  • Ba là: Chuyên môn hoá sản phẩm, doanh nghiệp chỉ cung cấp một số sản phẩm chuyên biệt cho khúc thị trường nhất định. Ưu điểm của phương án này là có thể cung ứng được sản phẩm có chất lượng cao.
  • Bốn là: Chuyên môn hoá thị trường. Các doanh nghiệp tập trung phục vụ nhiều nhu cầu của một số nhóm khách hàng cụ thể. Ưu điểm là doanh nghiệp có thể tạo được uy tín của mình trên khúc thị trường nhưng rủi ro sẽ cao khi nhu cầu của khúc thị trường này giảm.
  • Năm là: Phục vụ toàn thị trường. Có hai cách:
  • + Làm Marketing không phân biệt: Bỏ qua sự khác biệt về nhu cầu của các đoạn thị trường và sử dụng cùng một chính sách Marketing-mix. Sử dụng phương án này sẽ tiết kiệm được chi phí nhờ đó doanh nghiệp có thể định giá thấp hơn để giành được khúc thị trường nhạy cảm với giá.
  • + Làm Marketing có phân biệt: Doanh nghiệp chọn các thị trường mục tiêu và thực hiện chiến lược Marketing-mix riêng cho mỗi thị trường mục tiêu đó. Sử dụng phương án này có khả năng tạo ra tổng mức tiêu thụ lớn nhưng chi phí kinh doanh sẽ cao.

Ngoài cơ sở lý luận về marketing thì hotrothuctap.com còn chia sẻ đến các bạn sinh viên mẫu các đề cương chi tiết về báo cáo thực tập marketing, các bạn đọc bài viết dưới đây hoặc liên hệ qua Zalo 0917 193 864 để được tư vấn và hỗ trợ nhé

Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu (Cơ sở lý luận về marketing)

  • Định vị sản phẩm trên thị trường là việc đưa các ấn tượng tốt, đặc sắc, khó quên về sản phẩm của công ty vào trong tâm trí khách hàng bằng các chiến lược Marketing-mix thích hợp.
  • Việc định vị sản phẩm trên thị trường có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp làm khác biệt sản phẩm của họ với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh bằng cách đáp ứng các giá trị vượt trội cho khách hàng.
  • Định vị có thể được tiến hành ở nhiều mức độ khách nhau cho tất cả những gì có thể đưa vào thị trường từ sản phẩm hữu hình đến sản phẩm vô hình. Các mức độ định vị có thể là định vị địa điểm, định vị ngành sản xuất, định vị công ty, định vị nhãn hiệu sản phẩm …

Người làm Marketing có thể thực hiện các chiến lược định vị sản phẩm như sau:

  • – Định vị dựa trên thuộc tính của sản phẩm;
  • – Định vị dựa trên lợi ích của sản phẩm đem lại cho khách hàng;
  • – Định vị dựa trên công dụng của sản phẩm;
  • – Định vị dựa trên tầng lớp người sử dụng;
  • – Định vị so sánh với đối thủ cạnh tranh;
  • – Định vị tách biệt hẳn các đối thủ cạnh tranh;
  • – Định vị so sánh với các loại sản phẩm khác.

Các thành phần cơ bản của Marketing-mix (Cơ sở lý luận về marketing)

  • Khái niệm Marketing-mix
  • Marketing-mix là một trong những khái niệm chủ yếu của Marketing hiện đại.
  • Marketing-mix là tập hợp những công cụ Marketing mà công ty sử dụng để đạt được các mục tiêu trong một thị trường đã chọn. Các công cụ Marketing được pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị trường. Có thể nói Marketing-mix như là một giải pháp có tính tình thế của tổ chức.
  • Các công cụ Marketing gồm có: sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place), xúc tiến (Promotion) và thường được gọi là 4P. Mỗi yếu tố có vai trò và tầm quan trọng khác nhau. Vì thế cần kết hợp bốn yếu tố này một cách hợp lý để có một chính sách marketing hợp lý với nguồn lực của doanh nghiệp.

TẢI FILE MIỄN PHÍ

Trên đây là Cơ sở Lý luận về Marketing trong báo cáo thực tập cho các bạn sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tham khảo. Hiện nay hotrothuctap.comnhận viết báo cáo thực tập, xin dấu doanh nghiệp và làm trọn gói, nếu các bạn sinh viên có nhu cầu thì inbox với mình qua https://zalo.me/0917193864 để được tư vấn và hỗ trợ nhé

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo