Cơ Sở Lý Thuyết Về Quy Trình Xây Dựng Thương Hiệu

Rate this post

Sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn Cơ Sở Lý Thuyết Về Quy Trình Xây Dựng Thương Hiệu là một trong những nguồn tài liệu vô cùng hữu ích mà ngay bây giờ đây mình sẽ triển khai đến cho các bạn sinh viên cùng xem và tham khảo. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là các bước xây dựng thương hiệu,hoạt động quan hệ công chứng trong xây dựng hình ảnh thương hiệu… Hy vọng nguồn tài liệu này sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để tiến hành triển khai bài làm của mình. 

Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê chuyên đề tốt nghiệp với đa dạng đề tài và các ngành nghề phổ biến nhất hiện nay, nếu như bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm bài báo cáo thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến dịch vụ viết thuê chuyên đề tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

1.Các bước Xây Dựng Thương Hiệu

Áp dụng quy trình chặt chẽ là cách đảm bảo hiệu quả khi làm bất cứ việc gì, xây dựng chiến lược thương hiệu cũng vậy:

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu.

Khách hàng mục tiêu (hay còn gọi là thị trường mục tiêu) là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp của bạn hướng tới – nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn và có thể chi trả cho sản phẩm, dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Làm sao để phân khúc khách hàng mục tiêu? Đó là câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng nhiều doanh nghiệp hiện nay còn mơ hồ trong câu trả lời. Bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình dựa theo mô hình 5W:

  • WHO:Ai là người mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn? Hãy xác định khách hàng mục tiêu của mình dựa theo các tiêu chí như: Giới tính, độ tuổi,…
  • WHAT:Khách hàng muốn điều gì ở sản phẩm, dịch vụ của bạn?
  • WHERE:Họ ở đâu? Mức thu nhập của họ? Bạn có thể xác định dựa trên: vị trí địa lý, mức thu nhập, sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng,…
  • WHEN:Họ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn khi nào?
  • WHY:Vì sao họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn? Họ mua để làm gì?

XEM THÊM : Tham Khảo Viết Thuê Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Bước 2: Xác định vị thế cạnh tranh của các thương hiệu trên thị trường.

Bên cạnh việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn cũng nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình. Ông cha từ xưa có câu “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Quan niệm này vẫn hoàn toàn đúng trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp.

Hãy phân tích các đối thủ trực tiếp của bạn, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ để có “phương pháp” đúng đắn nhất. Để làm được điều này, bạn phải trả lời được 4 câu hỏi:

  • Thông điệp mà đối thủ truyền thông, gửi gắm đến người đọc là gì?
  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ như thế nào?
  • Đâu là điểm đặc biệt trong sản phẩm/dịch vụ của họ?
  • Phản hồi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?

Từ việc nghiên cứu các các đối thủ của mình, đừng dại gì “sao chép nguyên si” cách giúp đối thủ của bạn thành công thành công, bạn nên sáng tạo, đổi mới, tìm ra điểm khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của mình để có thể thuyết phục khách hàng hãy chọn bạn thay vì lựa chọn đối thủ của bạn. Điểm khác biệt này sẽ trở thành dấu ấn trong mắt khách hàng của bạn.

Bước 3: Xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường.

Xu hướng của thị trường (Market Trend) là việc thay đổi, di chuyển hướng đi của thị trường. Đối với mỗi ngành hàng, mỗi loại hình dịch vụ lại có những xu hướng khác nhau. Nếu bạn cứ đi theo mãi một hướng đi lỗi thời thì sớm muộn bạn cũng sẽ bị thị trường đẩy lại ở phía sau.

Từ việc xác định các xu hướng của thị trường mục tiêu, bạn cũng cần xác định cơ hội của doanh nghiệp mình trên thị trường.

Cơ Sở Lý Thuyết Về Quy Trình Xây Dựng Thương Hiệu việc xác định thông qua quá trình phân tích và nhận biết những biến đổi của thị trường, từ đó, dự liệu các hướng đi, các chiến lược và đối thủ có thể để ý tới và khai thác, tìm hướng đi đúng đắn, phù hợp, sáng tạo, tạo ra cơ hội đặc biệt cho doanh nghiệp của mình.

Những cơ hội là hấp dẫn với doanh nghiệp của bạn cần đáp ứng một số yếu tố như: ước lượng độ phù hợp đối với các chiến lược Truyền thông, tính khả thi và nguồn lực của doanh nghiệp.

Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Hệ thống giá trị cốt lõi hay còn gọi là Core Value là những yếu tố thiết yếu và lâu dài, là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết, định hướng hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp.

Muốn thương hiệu bền vững thì bạn phải trả lời được câu hỏi: Đâu là niềm tin – giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn? Nếu không có yếu tố này thì doanh nghiệp của bạn khó có thể tồn tại lâu trong thị trường và trong tâm trí khách hàng.

XEM THÊM : Tải 743 Mẫu Chuyên Đề Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh

Cơ Sở Lý Thuyết Về Quy Trình Xây Dựng Thương Hiệu
Cơ Sở Lý Thuyết Về Quy Trình Xây Dựng Thương Hiệu

Bước 5: Định vị thương hiệu.

Định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu

Xây dựng định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng  . Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, là việc tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường.

Bạn có thể định vị thương hiệu dựa trên 9 chiến lược sau:

  • Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng
  • Định vị dựa vào giá trị
  • Định vị dựa vào tính năng
  • Định vị dựa vào mối quan hệ
  • Định vị dựa vào mong ước
  • Định vị dựa vào vấn đề/ giải pháp
  • Định vị dựa vào đối thủ
  • Định vị dựa vào cảm xúc
  • Định vị dựa vào công dụng của sản phẩm, dịch vụ.
  • Định vị thương hiệu là gì?và 9 Phương pháp định vị thương hiệu thành công
  • Tại sao cần định vị thương hiệu?

Bước 6: Xây dựng nhận diện thương hiệu.

Xây dựng nhận diện thương hiệu là việc cá biệt hóa, cá nhân hóa thương hiệu của bạn, khiến nó chẳng giống ai, tạo ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng.

Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy cá biệt hóa thương hiệu của mình bằng cách xây dựng tính cách, hình mẫu cho doanh nghiệp của bạn thông qua:

  • Tên thương hiệu
  • Logo
  • Biểu tượng
  • Nhạc hiệu
  • Khẩu hiệu
  • Thông điệp

Ý nghĩa các màu sắc trong nhận diện thương hiệu

Khi thiết kế thương hiệu, bạn nên cân nhắc tới 5 yếu tố vô cùng quan trọng sau:

  • Dễ nhớ
  • Có ý nghĩa
  • Dễ chuyển đổi
  • Dễ thích nghi
  • Dễ bảo hộ

Bước 7: Quản trị thương hiệu.

Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường.

Một thương hiệu dù tầm cỡ đến mức nào nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần, mất dần niềm tin từ khách hàng.

Đặc biệt, thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều doanh nghiệp của bạn nhất định phải làm nếu muốn sống sót.

2.Hoạt động Quan hệ công chứng trong xây dựng hình ảnh thương hiệu:

Quan hệ công chúng (hay còn gọi là PR) là việc quản lý truyền thông nhằm xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp và sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức, một cá nhân với công chúng của họ. Từ đó mà tạo ra hình ảnh tốt đẹp, củng cố uy tín, tạo dựng niềm tin và thái độ của công chúng với tổ chức và cá nhân theo hướng tốt nhất.

Quan hệ công chúng đóng vai trò chiến lược trong xây dựng thương hiệu, đang là xu hướng trên thế giới. Qua quan sát, ta có thể dễ dàng nhận thấy rất ít doanh nghiệp hay tổ chức tại Việt Nam sử dụng PR chuyên nghiệp trong xây dựng thương hiệu, mặc dù họ có thể chi rất nhiều tiền cho quảng cáo đại trà. Một số doanh nghiệp hay tổ chức khác thì có sử dụng PR, nhưng chưa hiểu đủ và nhận thức đúng về nó. Không ít doanh nghiệp và tổ chức cho rằng làm PR đơn giản chỉ là tìm cách xuất hiện trên truyền hình, đăng hình hoặc nêu tên công ty mình trên mặt báo mà không chú ý đến thông điệp và cách thức xuất hiện như thế nào.

Người chịu trách nhiệm quản trị thương hiệu cao nhất trong doanh nghiệp hay tổ chức chính là giám đốc, chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức. Ban giám đốc phải nhận thức đúng vai trò chiến lược PR và như thế mới phân bổ nguồn lực và đầu tư thích đáng cho PR trong tổ hợp các công cụ truyền thông thương hiệu. Một chiến lược PR cần được xây dựng ngay từ đầu trong tổng thể chiến lược thương hiệu.

Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp và tổ chức truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu. Ví dụ như hoạt động vận động của Unilever cho chương trình: “Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO” cho các nữ sinh ở các vùng xa. Chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm của công chúng.

Trên đây là toàn bộ Cơ Sở Lý Thuyết Về Quy Trình Xây Dựng Thương Hiệu là toàn bộ nguồn tài liệu hoàn toàn hữu ích mà mình đã triển khai đến cho các bạn cùng xem và tham khảo. Nếu bạn đang có nhu cầu cần viết thuê một bài báo cáo thì ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay đến dịch vụ viết thuê chuyên đề tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Contact Me on Zalo