Hướng dẫn viết chuyên đề tốt nghiệp ngành Du lịch lữ hành, điểm cao

Rate this post

Chào các bạn sinh viên ngành Du lịch lữ hành, bài viết này Hotrothuctap.com sẽ Hướng dẫn các bạn viết chuyên đề tốt nghiệp sao cho được điểm cao

Chúng ta ai cũng muốn thành tích học tập của mình được cao cả, nên khi bạn đọc được bài viết này chính là một sự may mắn đấy. Bởi vì trước đây, khi mình còn sinh viên đã phải vò đầu bức tóc thiếu điều muốn hói vì bài chuyên đề tốt nghiệp. Khi đấy, không có nhiều tài liệu chia sẻ các mẹo viết bài, mẹo trình bày vì vậy rất khó khăn.

Vì vậy, nên mình muốn chia sẻ những kiến thức, mẹo vặt đến các bạn. Hỗ trợ các bạn sinh viên hoàn thiện bài chuyên đề tốt nghiệp một cách tốt nhất.

Hướng dẫn viết chuyên đề tốt nghiệp Du lịch & lữ hành điểm cao

Chuyên đề TN2 được phép trình bày trong khoảng 1000 đến 1500 chữ (khoảng 30 đến 50 trang) trên khổ giấy A4. Cấu trúc của chuyên đề được sắp xếp theo thứ tự:

  • Trang bìa
  • Trang bìa lót
  • Mục lục
  • Danh mục bảng biểu, hình vẽ, các từ viết tắt
  • Mở đầu (Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, cấu trúc của đề tài);
  • Chương 1. Cơ sở lý thuyết;
  • Chương 2. Phân tích thực trạng ;
  • Chương 3. Các giải pháp/ kiến nghị;
  • Kết luận (Trình bày các kết luận chính rút ra từ kết quả nghiên cứu).
  • Danh mục tài liệu tham khảo
  • Phụ lục (nếu có).

Khối lượng chuyên đề/báo cáo TN khoảng 30-50 trang A4. Hình thức trình bày chuyên đề TN theo quy định chung của trường.

Bố cục chuyên đề:

          Đối với chuyên đề theo dạng truyền thống (Phân tích hiệu quả hoạt động Marketing của Doanh nghiệp; Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên…):

  •           – Mở đầu (Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, cấu trúc của đề tài);
  •           – Chương 1. Cơ sở lý thuyết (Trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài, hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích);
  •           – Chương 2. Phân tích thực trạng (Giới thiệu tổng quan về đơn vị, phân tích/đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu/qui trình công việc);
  •           – Chương 3. Các giải pháp/ kiến nghị (Trình bày các giải pháp/kiến nghị đề xuất dựa trên kết quả phân tích/đánh giá thực trạng);
  •           – Kết luận (Trình bày các kết luận chính rút ra từ kết quả nghiên cứu).

          Đối với chuyên đề dạng định lượng (Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch…Đánh giá chất lượng dịch vụ…)

+ Chương 1: Giới thiệu (Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, cấu trúc của đề tài);

+ Chương 2. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết (Các khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài, các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan, khung phân tích của nghiên cứu, các giả thuyết của nghiên cứu);

+ Chương 3. Phương pháp nghiên cứu (Cách tiếp cận nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu/qui mô mẫu, dữ liệu thu thập, công cụ phân tích dữ liệu);

+ Chương 4. Kết quả nghiên cứu (Các kết quả nghiên cứu và thảo luận về kết quả nghiên cứu đạt được);

+ Chương 5. Kết luận và gợi ý chính sách (Trình bày các kết luận chính rút ra từ kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách/khuyến nghị).

  • Danh mục tài liệu tham khảo
  • Phụ lục (nếu có).

Xem thêm:

Cách trình bày chuyên đề tốt nghiệp, đạt điểm cao

Để bài viết được giáo viên đánh giá tốt, các bạn còn cần phải trình bày hình thức theo form và bố cục quy định của nhà trường/ GVHD đưa ra. Tuy nhiên, sẽ có một vài bạn kỹ năng tin học và thao tác word thì đừng lo lắng. Hãy liên lạc nay Zalo 0917 193 864 để được hỗ trợ nhé!

II.1 Soạn thảo

Chuyên đề được sử dụng chữ Time New Roman cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1.5 lines; khổ giấy A4; lề trên 2 cm; lề dưới 2 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa phía trên đầu mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.

Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn

          Mọi ý kiến, khái niệm, ý nghĩa mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn gốc trong Danh mục tài liệu tham khảo của ĐA/KL.

Không trích dẫn những kiến thức phổ biến mọi người đều biết cũng như không làm ĐA/KL nặng nề với những tham khảo, trích dẫn. Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị và giúp người đọc theo được mạch logic của tác giả, không làm trở ngại cho người đọc.

Nếu không có điều kiện tiếp cận được tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo của ĐA/KL.

Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc 4 dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn đoạn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi nội dung phần đang trình bày, với lề trái lùi vào thêm 2,0 cm. Khi này mở đầu và kết thúc đoạn trích này sẽ không phải sử dụng dấu ngoặc kép.

Cách xếp danh mục Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật…). Tài liệu tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, phiên dịch.

Sử dụng một cách trích dẫn thống nhất theo hệ thống Harvard, dạng “Tên tác giả – Năm xuất bản” (Tham khảo Quy định về Đạo đức và Liêm chính học thuật của Nhà Trường).

Hiện tại thì Hotrothuctap.com có nhận viết thuê chuyên đề tốt nghiệp các ngành. Nếu như bạn gặp khó khăn với bài chuyên đề tốt nghiệp hoặc không có thời gian viết bài thì hãy liên hệ ngay Zalo: 0917 193 864 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo