Kỹ Năng Giải Quyết Mâu Thuẫn Xung Đột Trong Công Việc HAY!!!

5/5 - (2 bình chọn)

Dưới đây là bài viết Kỹ Năng Giải Quyết Mâu Thuẫn Xung Đột Trong Công Việc, tình huống câu chuyện của chị Xuân và anh Hòa xảy ra mẫu thuẫn trong công việc và cách giải quyết mâu thuẫn bạn tham khảo hết bài viết để có thêm nguồn tài liệu cho bài tập của bạn nha. Hơn nữa bên mình có Nhận làm chuyên đề tốt nghiệp giá rẻ trọn gói, nhận viết tất cả các chuyên ngành hot hiện nay, bám sát theo đề cương nhà trường của bạn, sinh viên chắc chắn rằng ai cũng phải có bài tốt nghiệp của mình, đến khi làm bài báo cáo, khóa luận, luận văn, chuyên đề tốt nghiệp nếu gặp khó khăn thì liên hệ mình ngay Zalo/tele: 0909 23 26 20 sẽ có nhân viên trao đổi chi tiết và báo giá cho bạn nha, bên mình có xin dấu công ty, bảo mật cao. 


1. Xác định vấn đề mâu thuẫn? – Kỹ Năng Giải Quyết Mâu Thuẫn Xung Đột Trong Công Việc

Mâu thuẫn giữa chị Xuân – nhân viên thiết kế trong một công ty lớn và anh Hòa – nhân viên xưởng in. Khi chị Xuân gửi mẫu thiết kế cho xưởng in để in mẫu gửi cho khách thì chị đã quên không báo ngày xưởng in phải giao mẫu. Đến khi tới ngày hẹn với khách chị đã xuống xưởng in để gặp anh Hòa yêu cầu anh bàn giao mẫu gấp để giao cho khách hàng thì anh Hòa cho biết do chị không báo ngày cụ thể cho nên anh đã ưu tiên những mẫu cần làm trước và chưa in mẫu của chị. Lúc này chị Xuân vì lo lắng sợ mất hợp đồng nên đã đổ lỗi hoàn toàn thuộc về anh Hòa và bắt anh phải chịu trách nhiệm với công ty. Anh Hòa cảm thấy ấm ức vì lỗi không phải thuộc về mình mà do sự thiếu trách nhiệm của chị Xuân quên báo ngày nên mới bị trễ mẫu. Và anh tuyên bố sẽ báo việc này lên cho quản lý của chị Xuân và từ lúc đó hai bên đã cãi nhau, sau đó cả hai cùng về chỗ làm và không ai nói với nhau gì nữa.

Kỹ Năng Giải Quyết Mâu Thuẫn Xung Đột Trong Công Việc
Kỹ Năng Giải Quyết Mâu Thuẫn Xung Đột Trong Công Việc

2. Phân tích nguyên nhân gây ra mâu thuẫn? – Giải Quyết Mâu Thuẫn Xung Đột

Nguyên nhân gây ra mâu thuẫn:

  • Thứ nhất, do chị Xuân vì quá vui mừng khi nhận được hợp đồng mà đã quên thông báo ngày cho xưởng in cần giao mẫu.
  • Thứ hai, do anh Hòa bất cẩn không hỏi kĩ lại chị Xuân khi chị Xuân quên báo ngày, dẫn đến việc đến ngày giao mẫu chị Xuân xuống xưởng hỏi và không có hàng giao cho khách.
  • Thứ ba, do hai bên đều đổ lỗi cho nhau, ai cũng muốn đổ hoàn toàn trách nhiệm cho người còn lại nên đã dẫn đến cãi vã.
  • Thứ tư, do chị Xuân không giữ được bình tĩnh để tìm cách giải quyết mà đã giận dữ, la mắng và đổ lỗi cho anh Hòa bắt anh phải chịu trách nhiệm với công ty khiến cho anh Hòa cảm thấy ấm ức, giận dữ và tức tối nên đã chửi lại chị Xuân.
  • Thứ năm, do anh Hòa không kiềm chế được cảm xúc khi bị chị Xuân chửi và trong lúc tức giận anh đã tuyên bố báo cáo sự việc lên quản lý để giải quyết nên đã xảy ra cuộc cãi vã to tiếng giữa hai bên.

Tham khảo các bài báo cáo hay ⇓⇓⇓⇓⇓

==> Trọn Bộ 99+ Báo Cáo Tốt Nghiệp Tại Cục Hải Quan HAY!!!

===> Lời Mở Đầu, Lời Cảm Ơn Báo Cáo Thực Tập Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty FPT HOT!!!


3. Phân tích cảm xúc của các bên có mâu thuẫn? – Kỹ Năng Giải Quyết Mâu Thuẫn Xung Đột

Cảm xúc của chị Xuân:

– Khi nhận được đơn đặt hàng:

  • Vui mừng vì có đơn đặt hàng lớn.
  • Lo lắng vì thời gian đặt hàng gấp, khách cần mẫu sau một tuần ký hợp đồng.
  • Hạnh phúc vì nghĩ rằng đơn hợp đồng lần này sẽ mang lại doanh thu cho công ty.
  • Tự tin và cẩn thận khi lên kế hoạch rất chu đáo.

– Khi xuống xưởng in để lấy hàng giao cho khách

  • Lúc đầu vui vẻ, hỏi thăm anh Hòa về công việc và hai người còn nói chuyện cười đùa với nhau.
  • Nhưng sau khi hỏi về đơn đặt hàng của mình thì chị lo lắng vì đã đến hạn giao hàng cho khách nhưng lại không có hàng.
  • Bực bội vì mình sơ suất quên báo ngày nhưng anh Hòa lại không thèm hỏi lại.
  • Thất vọng và hụt hẫng vì chị đã bỏ công sức ra lên kế hoạch rất chu đáo và chị nghĩ rằng đơn hàng đợt này sẽ đem đến doanh số cho công ty nhưng vì sự bất cẩn nhỏ không đáng có nên phải hủy hợp đồng.
  • Giận dữ khi nghe anh Hòa nói do chị chưa báo ngày phải giao nên chưa làm và ưu tiên làm cho những mẫu cần làm trước.
  • Khó chịu và tức giận khi nghe anh Hòa nói chị thiếu trách nhiệm nên mới bị trễ mẫu và anh Hòa hù dọa sẽ báo việc này lên quản lý để giải quyết.
  • Bất lực và lo sợ khi vừa không có hàng giao cho khách vừa bị hủy hợp đồng lại có nguy cơ bị công ty bắt đền hợp đồng và chịu trách nhiệm.

Cảm xúc của anh Hòa:

  • Lúc chị Xuân vừa tới xưởng thì anh niềm nở, vui vẻ tiếp chuyện.
  • Nhưng khi nghe chị Xuân yêu cầu bàn giao mẫu gấp để giao cho khách hàng thì anh cảm thấy bực mình vì chị Xuân không báo ngày phải giao cho nên anh chưa in mẫu, nên giờ không có hàng để giao.
  • Cảm thấy ấm ức khi lỗi là do sự bất cẩn của chị Xuân nhưng chị lại bắt anh Hòa chịu hoàn toàn trách nhiệm.
  • Tức giận vì bị mắng oan khi bản thân anh Hòa không có lỗi gì.
  • Nóng giận và chửi lại chị Xuân và cho rằng chị không làm đúng quy định của công ty nên mới bị trễ mẫu.
  • Tức tối và tuyên bố với chị Xuân rằng anh sẽ báo cáo lại toàn bộ sự việc cho công ty biết.
  • Lo lắng nếu công ty quy lỗi thuộc về cả hai thì anh Hòa cũng sẽ có nguy cơ bị bồi thường hợp đồng.
  • Bất lực, chán nản khi phải lời qua tiếng lại với chị Xuân nhưng cuối cùng lại không có cách giải quyết phù hợp nên anh đã bỏ về chỗ làm không ai nói với nhau gì nữa.

4. Đề xuất các biện pháp/ chiến lược quản lý cảm xúc trong tình huống mâu thuẫn đó? 

Quản lý cảm xúc bằng cách điều chỉnh các hành động của cơ thể

Khi tức giận thường khiến tim đập nhanh, căng thẳng và khó chịu. Lúc đó sẽ dễ mất khả năng làm chủ bản thân và thường có những hành động nông nổi. Vì vậy trong tình huống trên cả chị Xuân và anh Hòa cần học cách quản lý cảm xúc cá nhân để đưa cảm xúc của bản thân về lại trạng thái cân bằng.

Để làm được điều này cả hai người phải thực hiện những hành động đơn giản như:

  • Hít thở thật sâu.
  • Cố gắng thả lỏng toàn bộ cơ thể.
  • Điều chỉnh tư thế hiện tại sao cho cảm thấy thoải mái nhất,…

 Bằng cách trên sẽ khiến cơ thể và tinh thần được giải phóng hoàn toàn. Lúc này cả hai người sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi mớ cảm xúc tiêu cực đang bao trùm lấy, hòng nhấn chìm họ trong nỗi thống khổ tuyệt vọng.

Vận dụng sức mạnh của trí tuệ để quản lý cảm xúc

Sử dụng sức mạnh của trí tuệ để quản lý cảm xúc nghĩa là con người cần có trí tuệ cảm xúc – EQ. Trí tuệ cảm xúc là khả năng tự nhận thức cảm xúc bản thân, nhận biết rõ ràng đâu là điểm mạnh để phát huy và đâu là điểm yếu để cải thiện. 

Người có trí tuệ cảm xúc tốt có khả năng am hiểu và thông cảm với những cảm xúc của người khác. Họ biết lắng nghe và quan tâm đến người đối diện. Họ có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Nhờ vậy họ có một cuộc sống cởi mở và chân thành.

Quản lý cảm xúc bằng trí tuệ giúp cả anh Hòa và chị Xuân đưa ra các quyết định sáng suốt, thúc đẩy bản thân phát triển và cải thiện mối quan hệ với giữa họ. Trí thông minh cảm xúc sẽ giúp họ đạt được cân bằng giữa tình cảm và lý trí.

Sức mạnh của trí tuệ còn có thể giúp họ kiềm chế cảm xúc, không để cảm xúc của vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Họ sẽ biết cách tự điều chỉnh, đánh giá và chế ngự những khát vọng và đam mê. Ngoài ra trí tuệ cảm xúc còn giúp họ nâng cao tính kỷ luật bản thân, luôn tư duy tích cực, sáng tạo để tìm ra biện pháp giải quyết công việc hiệu quả hơn.

Để làm được điều này cả hai người cần phải:

  • Đánh thức cảm xúc: Thay vì phớt lờ các cảm xúc tiêu cực và khó chịu thì cả anh Hòa và chị Xuân nên thẳng thắn đối mặt và thừa nhận chúng. Hít thở sâu để giữ được bình tĩnh.
  • Tìm hiểu nguyên nhân gây ra những cảm xúc của bản thân: Sau khi cả hai học được cách không trốn tránh cảm xúc, thì hãy theo dõi chúng. Hãy tự hỏi bản thân một vài câu hỏi để hiểu được gốc rễ của cảm xúc.
  • Đặt tên cho cảm xúc này: càng rõ ràng càng tốt.

 Download Free !!! Tải Free!!! ===> Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp tại siêu thị <===

Vận dụng sức mạnh của ngôn từ trong quản lý cảm xúc

Thay vì sử dụng những ngôn từ tiêu cực để than vãn về mọi việc đã xảy ra, thì cả anh Hòa và chị Xuân nên học cách sử dụng những ngôn từ tích cực để khích lệ, động viên chính mình. Nếu bản thân cứ mãi than thân trách phận thì vô hình họ đang tạo ra vô vàn những cảm xúc tiêu cực cho chính họ. Rồi đến một lúc nào đó họ sẽ bị chính những ngôn từ tiêu cực đó làm tổn thương đến tinh thần và thể xác. Ngay lúc này hãy ngừng than vãn và học cách nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực hơn.

Vận dụng sức mạnh của ngôn từ không chỉ giúp quản lý cảm xúc mà còn có tác động tích cực đến đối phương. Chẳng hạn như khi anh Hòa và chị Xuân xảy ra bất đồng quan điểm, chị Xuân hoặc anh Hòa có thể lựa lời nói sao cho đối phương không bị tổn thương. Không nên thẳng thừng chê bai hay bác bỏ quan điểm của nhau. Việc này sẽ mang lại cảm xúc tiêu cực cho đối phương, khiến mối quan hệ giữa hai người họ trở nên căng thẳng. Vì thế họ nên chọn cách diễn đạt hòa nhã, nhẹ nhàng để không xảy ra xung đột.

Việc điều chỉnh cách sử dụng ngôn từ vô cùng quan trọng trong quản lý cảm xúc. Vì tất cả các mối quan hệ đều được xây dựng dựa trên các cuộc giao tiếp thường ngày.

Rèn luyện sự tự tin để quản lý cảm xúc hiệu quả

Khi một người thiếu tự tin, họ dễ trở nên bi quan, thường cáu gắt hoặc là tức giận vô cớ. Không tự tin cũng khiến họ luôn cảm thấy sợ hãi mọi thứ. Họ có xu hướng cảm thấy mọi việc sao lại khó khăn đến như vậy. Không đủ tự tin còn khiến họ nghi ngờ sự lựa chọn của mình. Để thoát khỏi ma trận của những cảm xúc tiêu cực, họ cần lấy lại sự tự tin để quản lý cảm xúc của bản thân.

Để rèn luyện sự tự tin nhằm quản lý cảm xúc trong khi giao tiếp cả chị Xuân và anh Hòa cần nghiêm khắc rèn luyện các quy tắc sau:

  • Luôn nhìn trực diện vào mắt người đang nói chuyện với bạn.
  • Hành động một cách quyết liệt không để bản thân chìm đắm trong nỗi sợ hãi.
  • Can đảm, tự tin thử sức những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân.
  • Thiết lập những mục tiêu có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện.

Không để cảm xúc tiêu cực điều khiển

Quản lý cảm xúc đơn giản là việc bạn lựa chọn cảm xúc tích cực và triệt để loại trừ cảm xúc tiêu cực. Người quản lý cảm xúc thành công là người không để những cảm xúc tiêu cực điều khiển hành động, lời nói của họ. 

Để loại bỏ cảm xúc tiêu cực cả chị Xuân và anh Hòa nên chú ý các điểm sau:

  • Ý thức trách nhiệm bản thân trong sự việc trên.
  • Không đổ lỗi trốn tránh trách nhiệm.
  • Không bào chữa cho những sai lầm, hãy can đảm nhận lỗi và quyết tâm sửa đổi.
  • Không quá đặt nặng tính thiệt hơn trong các mối quan hệ.
  • Loại bỏ những ngôn từ tiêu cực khỏi cuộc mâu thuẫn, cãi vã mà thay vào đó bằng những ngôn từ tích cực, nhẹ nhàng hơn.
Kỹ Năng Giải Quyết Mâu Thuẫn Xung Đột Trong Công Việc
Kỹ Năng Giải Quyết Mâu Thuẫn Xung Đột Trong Công Việc

5. Đề xuất các biện pháp giải quyết mâu thuẫn hiệu quả? Và chọn biện pháp phù hợp? – Kỹ Năng Giải Quyết Mâu Thuẫn Trong Công Việc

Ngừng những lời nói mang tính chất “Tấn công”

Điều này rất quan trọng nhưng đa số mọi người vẫn chưa thể làm được. Thay vì vội vã đưa ra một kết luận tiêu cực ngay trước mặt đối phương chẳng hạn như lúc chị Xuân đổ hết trách nhiệm về anh Hòa rằng anh không chịu hỏi chị ngày nên mới bị trễ hàng, thì chị Xuân nên nhẹ nhàng chia sẻ cảm nhận của mình về thứ đang khiến chị khó chịu.

Tự động viên bản thân rằng: Ai cũng sẽ phạm lỗi

Tất cả chúng ta đều là con người, vì thế không thể nào né tránh chuyện phạm lỗi. Có những sai sót do cố ý, nhưng cũng có những lỗi nằm ngoài tầm kiểm soát. Một vài hành động không đúng của đối phương chưa chắc đã phản ánh cảm xúc của họ, mà chúng là kết quả của sự kết hợp đồng thời các yếu tố: thời gian, động lực, mức năng lượng, sự phân tâm. Do đó, chúng ta không nên tự ý suy diễn mọi chuyện theo cái nhìn chủ quan của bản thân. Thay vì cả chị Xuân và anh Hòa không ngừng đổ lỗi cho nhau thì họ nên bình tĩnh và dành một chút thời gian để tìm hiểu tại sao nó lại xảy ra.

– Sẵn sàng nói xin lỗi

Hầu hết mọi người đều gặp khó khăn khi nói ra hai từ “xin lỗi” mặc dù việc này vô cùng đơn giản. Vì cái “tôi” quá lớn của mỗi cá nhân không cho phép sự nhún nhường xuất hiện, thậm chí nó còn mách bảo rằng việc nhận lỗi khiến chúng ta trông có vẻ rất ngốc nghếch và đáng thương. Tuy nhiên, dù lý do là gì, chúng ta cũng cần học cách thừa nhận lỗi của mình nếu đã lỡ có thái độ không mấy tích cực.

Ở trong tình huống trên, thay vì cứ phải cãi nhau lời qua tiếng lại thì cả hai người nên nhún nhường và nên nói lời xin lỗi với đối phương trước vì cả hai người ai cũng có lỗi và họ nên ngồi lại với nhau để tìm ra phương án giải quyết chứ không nên cãi nhau ồn ào như thế có thể gây ảnh hưởng đến những mọi người xung quanh.

– Lắng nghe và tha thứ

Thực sự lắng nghe là một phần quan trọng của việc giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Trong ví dụ ở trên, nếu anh Hòa trả lời rằng: “Anh xin lỗi vì tuần trước lúc em gửi mẫu in anh đã quên không hỏi em về ngày giao mẫu”, thì điều này báo hiệu việc họ đang tích cực lắng nghe và cố gắng hiểu vấn đề. Việc anh Hòa hoặc chị Xuân cần làm ngay lúc này là tập trung hoàn toàn vào đối phương để nắm bắt tình hình hiện tại của họ.

Ngoài ra, cả hai người còn phải học cách tha thứ và không được giữ sự tức giận trong lòng. Cảm giác khó chịu là một trong những yếu tố có sức phá hoại vô cùng lớn trong bất kỳ mối quan hệ nào. Nếu đối phương đã chịu xin lỗi về hành động của họ, thì người còn lại hãy mở lòng, bao dung và tha thứ, như tục ngữ có câu: “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”.

– Cẩn thận chọn thời gian để nói chuyện

Trong lúc cơn tức giận đang dâng trào và lấn át lý trí, chúng ta thường sẽ nói ra những điều tồi tệ khiến đối phương bị tổn thương nặng nề. Cho dù đây là điều mà người nói ra không hề cố ý nhưng cuối cùng nó vẫn góp phần tạo nên mâu thuẫn.

Biện pháp tốt nhất trong trường hợp trên chính là cố gắng đợi ít nhất 2 giờ để cơn giận được nguôi ngoai, sau đó thực hiện một cuộc trò chuyện thẳng thắn với đối phương. Thời gian sẽ giúp cả anh Hòa và chị Xuân có đủ bình tĩnh, sáng suốt để cân nhắc xem mình nên nói những gì. Ngoài ra, không nên chọn thời gian căng thẳng để nói chuyện, ví dụ như khi họ đang trong giờ làm việc. Hãy cố gắng chọn thời điểm mà cả hai đều có thể tiếp cận cuộc hội thoại với tâm trạng thoải mái và tích cực nhất.

– Tìm hướng giải quyết và thỏa thuận

Thông thường, cuộc trò chuyện sẽ chủ yếu tập trung vào những bất đồng, nhưng trên thực tế, mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết khi có sự xuất hiện của một tiếng nói chung. Ở trong tình huống trên anh Hòa hoặc chị Xuân cần mời đối phương ngồi xuống, sau đó đôi bên lần lượt nói ra suy nghĩ, cảm nhận cùng những khó khăn mà mình đang mắc phải, cuối cùng, hãy tìm ra một hướng giải quyết khả thi nhất mà cả hai đều cảm thấy hài lòng.

=> Trong tình huống trên thì cả anh Hòa và chị Xuân nên chọn giải pháp Tìm hướng giải quyết và thỏa thuận vì lúc này đang xảy ra mẫu thuẫn, nếu cả hai bên đều không chịu nhún nhường thì sẽ chẳng bao giờ tìm ra được hướng giải quyết phù hợp. Vì thế cả hai nên ngồi lại với nhau và lần lượt nói ra suy nghĩ, cảm nhận của bản thân. Vì chỉ khi đối phương hiểu được suy nghĩ của nhau thì sẽ dễ dàng tìm được nguyên nhân của mâu thuẫn đến từ đâu và sẽ dễ dàng tìm ra được hướng giải quyết phù hợp. Thay vì tốn thời gian cãi vã thì họ nên ngồi lại tìm hướng giải quyết, việc này sẽ giúp tiết kiệm thời gian của cả đôi bên hơn và đồng thời tìm ra được phương án giải quyết tối ưu và mang lại hiệu quả nhất. Bên cạnh đó cũng hạn chế việc cấp trên sẽ biết và trách phạt cả hai nếu như một trong hai người báo lên cho cấp trên mặc cho cấp trên xử lý, biết đâu cấp trên của họ lại chẳng làm được gì và đổ lỗi hoàn toàn về cho cả hai người họ. Lúc này cả anh Hòa và chị Xuân có thể không những thất vọng mà còn tức giận hơn vì trong hoàn cảnh đó họ có thể sẽ bị trừ lương và bù tiền cho việc hợp đồng bị hủy mang đến tổn thất cho công ty. Đồng thời cũng làm mất đi sự uy tín của công ty, khiến cho các đối tác khác nhìn vào phải dè chừng khi ra quyết định có nên hợp tác với công ty hay không.


TẢI MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY – Kỹ Năng Giải Quyết Mâu Thuẫn Xung Đột – ĐIỂM CAO!!!

TẢI MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

 


Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết Kỹ Năng Giải Quyết Mâu Thuẫn Xung Đột Trong Công Việc HAY!!!, tài liệu trên đây giải quyết tình huống có thể chưa phải là đáp an hay nhất, tài liệu dành cho các bạn có thể tham khảo thêm cho bài tập của mình. Và đừng quên bên mình có Dịch vụ nhận viết chuyên đề tốt nghiệp giá rẻ, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề viết, đội ngũ nhân viên giỏi lâu năm đam mê với nghề viết, nhận viết tất cả các chuyên ngành hot hiện nay, bám sát theo yêu cầu nhà trường, bao chỉnh sửa trong quá trình viết, liên hệ ngay Zalo/tele: 0909 23 26 20 để được nhân viên hỗ trợ và báo giá chi tiết cho bạn, bạn có gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nội dung và viết bài hãy để team mình hỗ trợ bạn nhé, mình có xin dấu công ty nữa nha, bảo mật 100%. Chúc Bạn Thành Công!

Contact Me on Zalo