Chia sẻ cách làm đề tài Mẫu Báo cáo thực tập Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay– báo cáo thực tập theo mẫu của trường Viện Đại học Mở Hà Nội – Hệ từ xa, TOPICA, các bạn học EHOU theo dõi thêm các bài khác nhé, phía dưới bài viết các bạn có thể DOWNLOAD tham khảo cho đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình.
CHÚ Ý: Đây là lời Mẫu Báo cáo thực tập Lập dự án Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay của Viện Đại học Mở Hà Nội Hệ Từ Xa TOPICA – các anh chị tham khảo cho bài làm của mình thôi nhé, Không nên sử dụng lại hoàn toàn tại vì cũng có nhiều người tải về nên khả năng trùng lặp rất cao, đã có trường hợp bài bị loại ạ.
Để bài làm chất lượng nhất và không bị trùng lặp, các anh chị tham khảo Dịch vụ Viết thuê chuyên đề thực tập của em qua bài viết:hoặc nhắn nhanh qua SDT/ZALO ==> https://zalo.me/0917193864
Lời mở đầu đề tài Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia có dịch vụ du lịch phát triển mạnh mẽ. Sở hữu những kì quan tuyệt vời mà thiên nhiên ưu ái ban tặng. Bởi vậy nên ngành du lịch của Việt Nam thu hút được số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Nhờ vậy mà phân khúc cho thuê phòng trọ, nhà nghỉ theo mô hình homestay cũng phát triển không ngừng để đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Homestay là loại hình cho thuê nhà nghỉ cho khách du lịch theo hình thức khách du lịch sẽ sống trực tiếp với người dân bản địa khu vực du lịch đó. Khoảng 5 năm trở lại đây thì mô hình homestay phát triển mạnh ở Việt Nam và được coi là một hướng đi mới có nhiều tiềm năng cho các hộ gia đình, nhà đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch.
Khi sử dụng mô hình homestay khách du lịch sẽ có cơ hội được cùng ăn, cùng làm, cùng ở với gia đình người dân. Đây là mô hình rất thu hút các bạn trẻ ưa thích khám phá và muốn tìm hiểu những phong tục, tập quán, văn hóa các dân tộc, con người các vùng miền.
Vì vậy, tác giả xin chọn đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần đưa dịch vụ Homestay phát triển tốt hơn, cùng cạnh tranh với nền du lịch các nước bạn bè.
2. Mục tiêu, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu, phân tích dịch vụ Homestay tại Việt Nam, nhằm lên xây dựng kế hoạch dịch vụ Homestay tại thành phố HCM
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Thị trường du lịch homestay tại Việt Nam
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Đánh giá thực trạng du lịch homestay tại TPHCM: Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với các loại hình dịch vụ HomeStay.
– Xây dựng mô hình du lịch homestay tại Quận 3: Các cơ sở căn cứ để phát triển du lịch homestay
3. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày ; tùy vào mục đích, đối tượng và nội dung nghiên cứu cụ thể của từng yêu cầu báo cáo đã sử dụng các phương pháp sau : phương pháp nghiên cứu, so sánh tương quan, tổng hợp, thống kê, dự báo …
4. Nguồn gốc số liệu và dữ liệu nghiên cứu.
– Nghiên cứu sơ cấp: thu thập số liệu trong công ty, quan sát thực tế, phỏng vấn nhân viên trong công ty, khảo sát du khách.
– Nghiên cứu thứ cấp: giáo trình tài liệu về du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch, sách báo tài liệu từ internet.
5. Kết cấu của Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng, biểu đồ, hình, phụ lục, tài liệu tham khảo, và kết luận. Kết cấu chính của Đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Chương 2: KẾ HOẠCH MARKETING
Chương 3: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Chương 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
Chương 5: PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay
- MỤC LỤC
- MỞ ĐẦU
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay
- 1.1. Giới thiệu về ý tưởng kinh doanh Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay
- 1.1.1. Nguồn gốc hình thành ý tưởng
- 1.1.2. Cơ sở thực hiện ý tưởng
- 1.1.3. Sự độc đáo, mới lạ của ý tưởng
- 1.1.4. Sơ lược về tính khả thi của ý tưởng kinh doanh
- 1.2. Các sản phẩm của doanh nghiệp
- 1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp
- CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH MARKETING Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay
- 2.1. Đánh giá công tác Marketing của doanh nghiệp
- 2.1.1. Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp
- 2.1.1.1. Môi trường marketing của doanh nghiệp
- 2.1.1.2. Các mô hình phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp
- 2.1.2. Thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trường
- 2.1.2.1. Phân đoạn thị trường
- 2.1.2.2. Xác định thị trường mục tiêu
- 2.1.2.3. Định vị thị trường
- 2.1.3. Mục tiêu marketing
- 2.1.4. Chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing – mix)
- 2.1.4.1. Chiến lược sản phẩm
- 2.1.4.2. Chiến lược giá
- 2.1.4.3 . Chiến lược phân phối
- 2.1.4.4. Chiến lược xúc tiến bán (truyền thông marketing)
- 2.2. Nội dung kế hoạch Marketing
- 2.2.1. Tổng quan kế hoạch Marketing
- 2.2.2. Phân tích môi trường
- 2.2.2.1. Phân tích thị trường
- 2.2.2.2. Phân tích SWOT
- 2.2.3. Chiến lược Marketing
- 2.2.3.1. Thị trường mục tiêu
- 2.2.3.2. Định vị thị trường
- 2.2.3.3. Chiến lược sản phẩm
- 2.2.3.4. Chiến lược giá
- 2.2.3.5. Chiến lược phân phối
- 2.2.3.6. Chiến lược xúc tiến bán
- CHƯƠNG 3 KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay
- 3.1 Đánh giá tài chính của doanh nghiệp
- 3.1.1 Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận
- Bảng 3.6: d:ự toán thu nhập năm thứ nhất
- 3.2 Các báo cáo tài chính
- 3.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- 3.2.2: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- 3.2.3: Bảng cân đối kế toán (bảng cân đối tài sản)
- 3.3.Dòng tiền và giá trị hiện tại thuần
- 3.4 Nội dung kế hoạch tài chính
- HƯƠNG 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay
- 4.1. Giới thiệu về kế hoạch nhân sự
- 4.1.1.Tiêu chuẩn tuyển dụng
- 4.1.2 Công tác tuyển dụng nhân sự của công ty trải qua các bước
- 4.2. Tình hình đãi ngộ nhân sự trong công ty
- 4.2.1.Đãi ngộ vật chất
- 4.2.2. Chính sách tiền lương
- CHƯƠNG 5: DỰ PHÒNG RỦI RO
- 5.1. Xác định các loại rủi ro
- 5.2. Giải quyết rủi ro
- KẾT LUẬN
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI KẾ HOẠCH KINH DOANH HOMESTAY
1.1 Giới thiệu về Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay
1.1.1 Nguồn gốc hình thành ý tưởng
Homestay là một loại hình dịch vụ du lịch xanh hay dựa vào yếu tố công đồng lưu trú tại nhà của người dân địa phương khi khách du lịch đến để khám phá, muốn hòa mình với cuộc sống, tìm hiểm văn hóa của người bản địa thay vì lựa chọn những dịch vụ nhà nghỉ xếp hạng sao hotel hay nhà nghỉ bình dân giá rẻ hostel, Motel hay resort, Bungalow cao cấp…
Ở nước ngoài homestay được hiểu là nhà của người bản địa và dịch vụ nhà nghỉ homestay có nghĩa là người thuê sẽ sống ngay tại nhà của người dân ở địa phương khi họ đặt chân đến đó như một thành viên trong gia đình.
Có thể hiểu homestay là gì? Đó là mô hình nhà nghỉ du lịch dựa vào cộng đồng, lưu trí ở nhà dân nơi khách du lịch đặt chân đến và giúp họ tìm hiểu cũng như quảng bá hình ảnh văn hóa con người địa phương một cách chân thật nhất.
Mô hình dịch vụ homestay chủ yếu phát triển dựa vào các vùng có dịch vụ du lịch truyền thống và hiện nay cũng đang có xu hướng mở rộng tới các trung tâm thành phố để phục vụ cho đối tượng lưu trú là người nước ngoài du lịch bụi….
1.1.2 Cơ sở thực hiện ý tưởng
Theo các nhà đầu tư này, ngoài các vùng miền có truyền thống về du lịch thì tại các khu trung tâm của thành phố lớn mô hình homestay đang được giới trẻ quan tâm và đầu tư. Vì lí do khách du lịch, đặc biệt khách Tây đến Việt Nam họ muốn thăm thú nhiều nơi mà mất ít thời gian nhất nên địa điểm chọn để làm homestay cũng phải thuận tiện để khách di chuyển. Nơi tiện nhất để làm homestay được giới trẻ lựa chọn là ở khu trung tâm vừa đi lại thuận lợi, vừa có sẵn các tiện ích hiện hữu, sầm uất.
Ngoài ra, hiện nay ở phía Nam, phạm vi đầu tư homestay cũng đang được thu hẹp khi khá nhiều mô hình này xuất hiện khu lận cận ven Tp.HCM như Long An, Bình Chánh, Củ Chi, Vũng Tàu…nhằm để người thành phố di chuyển dễ dàng nghỉ ngơi cuối tuần trước thực tế quỹ thời gian của họ khá ít ỏi.
Được đánh giá là kênh đầu tư mới, đem về lợi nhuận ổn định, tiềm năng phát triển trong tươn lai, tuy nhiên để thành công với mô hình kinh doanh homestay không phải dễ dàng. Theo các đơn vị đầu tư, các bạn trẻ khởi nghiệp hiện nay suy nghĩ đơn giản chỉ cần có vốn, ý tưởng là có thể thành lập cơ sở lưu trú và có khách thuê. Tuy vậy, đằng sau mô hình kinh doanh này đòi hỏi rất nhiều thứ khác nhau. Nếu không tính toán kỹ càng có thể thua lỗ nặng.
1.1.3 Sự độc đáo, mới lạ của ý tưởng
• Đến với Homestay, du khách sẽ được thư giãn nghỉ ngơi trong một không gian xanh, sạch, yên tĩnh, đầy đủ tiện nghi, có/hoặc liên kết các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu vui chơi, thư giãn, nghỉ dưỡng.. cũng như tìm hiểu văn hóa, truyền thống của Việt Nam.
• Có một không gian sân vườn chung, được chú trọng để tạo không khí trong lành, hoà mình cùng thiên nhiên cho du khách.
1.1.4 Sơ lược về tính khả thi của ý tưởng kinh doanh
– Tiềm năng du lịch văn hóa trong kinh doanh homestay
Loại hình kinh doanh Homestay ở Việt Nam hiện nay chỉ mới được biết đến thời gian gần đây khi mà bên cạnh trào lưu “tây balo” là sự nở rộ của xu hướng “ta balo” hay phượt với mong muốn có nơi lưu trú giá rẻ và được trải nghiệm cuộc sống nơi họ đặt chân đến khám phá. Vì thế những homestay, resort sang trọng không phù hợp với nhóm khách du lịch này và chỉ có mô hình xây homestay mới đáp ứng tốt vấn đề về chi phí cũng như mục đích du lịch khám phá và trải nghiệm của họ.
Hiện nay, có thể thấy các dự án xây dựng homestay và đã tồn tại trong thực tế xuất hiện ở rất nhiều nơi từ thành thị tới các khu miền tây, miền núi có văn hóa đặc trưng. Bạn hoàn toàn nhận thấy sự sôi động của loại hình kinh doanh homestay rẻ đẹp như:
Có thể thấy xây dựng kinh doanh homestay rất có tiềm năng nhờ vào văn hóa và con người Việt ở nhiều vùng miền, tỉnh thành trên cả nước.
– Tiềm năng homestay từ đầu tư
Theo các tư vấn bất động sản từ các chuyên gia thì mô hình kinh doanh homestay có điều kiện phát triển bởi nhu cầu lớn mà trong khi đó bất động sản dùng cho mô hình này không nhiều nên dễ khan hiếm vào mùa cao điểm. Loại hình này không thu hút những đơn vị phát triển chuyên nghiệp bởi thị trường tiềm năng nhưng nhỏ lẻ, mất thời gian quản lý và lợi nhuận không cao so với các loại hình nhà nghỉ , homestay cao cấp cùng khu vực…
Vì vậy, kinh doanh homestay đang lại trở thành mảng tiềm năng của những người ít vốn, dân địa phương và thậm chí cả sinh viên thu lời.
Tiềm năng đầu tư kinh doanh dự án nhà nghỉ homestay
– Thu nhập ổn định từ homestay
Lợi nhuận kinh doanh homestay trung bình cho một phòng đơn hoặc một giường thường từ 100.000 cho đến 300.000/ngày đối với mùa thấp điểm, mùa cao điểm có thể giá từ 250.000 cho đến khoảng 600.000/ngày phụ thuộc vào vị trí và các tiện ích.
Vì thế, tính trung bình thu nhập kinh doanh homestay cho thu được khoảng 9 triệu/ giường và mùa cao điểm 18 triệu/giường. Đây là lợi nhuận đủ sức hấp dẫn với những ai học khởi nghiệp kinh doanh homestay kể cả cho sinh viên.
1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh
1.2.1. Tầm nhìn:
Hoạt động với phương châm: “Cung cấp dịch vụ và sự hài lòng cho quý khách”, mọi hoạt động của homestay mini đều định hướng cho sự phát triển ngành du lịch của địa phương trên toàn quốc và toàn thế giới.
Mỗi thành viên của Homestay đóng vai trò như một sứ giả quảng bá nét đẹp truyền thống của các vùng miền Việt Nam đến với du khách trong và ngoài nước.
1.2.2. Sứ mệnh :
• Tiếp đón, phục vụ chu đáo du khách nghỉ dưỡng tại Homestay, sự hài lòng của khách hàng cũng chính là mục tiêu to lớn nhất.
• Tạo nên một khối đoàn kết, yêu thương giữa toàn thể thành viên của Homestay, từ đó đem lại kết quả làm việc tối ưu nhất.
1.3 Các sản phẩm của doanh nghiệp
• Khu phòng đôi: Dành cho 2 người với phòng vệ sinh khép kín.
• Khu phòng tập thể: Dành cho 4-8 người, thiết kế theo kiểu giường tầng, dùng chung khu vực vệ sinh với nhau.
• Khu dạng “tổ ong”: Đây chính là điểm mạnh của Homestay. Với thiết kế phòng nhỏ, chỉ dành cho 1 người ở, phục vụ 2 nhu cầu chính là ngủ và vệ sinh.. với các vật liệu đẹp, sạch, sang trọng và một khu vườn chung để thư giãn… tốt hơn nhiều so với các phòng trọ đang cho thuê hiện nay.
• Ngoài ra sẽ có khu vực bếp chung, sân chung,các trang thiết bị dùng chung (máy giặt, tivi, máy tính..)… được thiết kế hài hòa, trang nhã cho du khách cảm giác thoải mái như đang ở nhà.
1.4 Mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.4.1. Mục tiêu:
Định hướng homestay đến 2020 sẽ không ngừng nâng cao dịch vụ, tính chuyên nghiệp, làm mới các sản phẩm, đồng bộ hóa với các dịch vụ du lịch khác để bắt nhịp với xu thế chung của nền kinh tế.
1.4.2. Nhiệm vụ:
– Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa.
– Tôn trọng các chế độ báo cáo thống kê, tài chính kế toán theo chế độ của nhà nước.
– Tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế
– Bảo đảm các điều kiện làm việc, quyền lợi của người lao động.
1.5 Các yếu tố quyết định thành công
– Nghiên cứu thị trường của đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu thị trường được thực hiện nhằm đánh giá lại nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch.
– Về mặt vốn khởi sự kinh doanh, có sự trợ giúp của gia đình, nhận được sự ủng hộ, động viên từ phía bạn bè.
– Với 4 năm học tập kiến thức, kỹ năng kinh doanh tại trường Đại học, cộng thêm 1 năm làm thêm ngoài có một số kinh nghiệm cần thiết về ngành hàng dự định kinh doanh, em tự tin rằng mình có thể đứng ra làm chủ công việc kinh doanh.
DỰ PHÒNG RỦI RO CHO kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay
5.1. Rủi ro kinh doanh homestay từ khách hàng
5.1.1. Khách review thiếu chính xác
Những kiểu khách như thế này rất nhiều mà không ít lần làm các host đau đầu. Việc để lại review xấu, rate sao thấp nhưng không đưa lý do cụ thể hoặc chận thực ảnh hưởng đến listing rất nhiều. Những khách hàng tiếp theo sẽ căn cứ vào review, thứ hạng để quyết định booking hay không. Những đánh giá xấu sẽ giảm uy tín, thậm chí giá trị căn hộ của bạn trong lâu dài.
Với khách hàng kiểu này, ta cứ mạnh dạn phản hồi và báo cáo lại trên các OTA hoăc giải trình/ xóa review nếu nó được đăng lên channel của homestay.
5.1.2. Khách “dùng như phá”
Tâm lý và cách hành xử của khách hàng rất đa dạng. Có khách văn minh nhưng cũng có khách thiếu ý thức, thậm chí có làm mà không có nhận. Rất nhiều trường hợp host phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi gặp kiểu khách như này.
Tuy nhiên, với những khách này, điều host cần làm là nhắc kĩ về nội quy, thậm chí soạn thảo văn bản và mô tả cách xử lý, đền bù rõ ràng để khi xảy ra sự việc có căn cứ giải quyết. Nhiều trường hợp claim về việc lãng phí điện đã được khách bồi hoàn lại rồi, bạn đừng lo nhé!
5.1.3. Khách “bay lắc”, mại dâm
Đây là nỗi sợ hãi lớn nhất, rủi ro kinh doanh homestay kinh khủng nhất của tất cả các host. Còn gì đáng lo ngại hơn khi có người ngang nhiên phạm tội trong chính căn nhà mình. Sự việc bị phát giác, bạn sẽ gánh tội chứa chấp còn nếu không riêng chuyện dọn dẹp tàn cuộc cũng đã khiến bạn phải hao tâm tổn sức nhiều rồi.
T heo kinh nghiệm, nhiều chủ hộ cho rằng:
• Nên tránh nhóm khách book 1-2 ngày
• Cần khai báo tạm trú tạm vắng rõ ràng và ký thỏa thuận thuê nhà có mục đích lưu trú(tránh truy tố tội chứa chấp)
• Có dấu hiệu nghi ngờ cần kiểm tra (giả đem đồ, check phòng,…)
• Bạn cũng nên theo dõi booking blacklist từ các host khác chia sẻ để nhận biết nhóm khách này sớm.
5.1.4. Khách ảo/ vô trách nhiệm/ hay hủy phòng
Khách book rồi hủy liên tục để giảm giá, khách hủy phòng trước giờ checkin, khách book chưa thanh toán nhưng không đến,… là combo khiến các host bực mình nhất. homestay vừa tốn thời gian, công sức; vừa tổn thất doanh thu.
Cách tốt nhất là để chế độ thanh toán trước > 50%, tính phí khi hủy phòng sau thời hạn định sẵn và lựa chọn những OTA uy tín, đảm bảo quyền lợi chủ nhà như Luxstay (yêu cầu khách chuyển tiền 100% để giữ phòng).
5.2. Rủi ro kinh doanh homestay từ tội phạm
5.2.1. Lừa đảo quỵt tiền
Đây thường là nhóm book phòng sau đó không đến hoặc hủy cận ngày. Ngoài ra, nhóm này còn book 2 ở 5, book 3 ở 10 gây tổn thất không ít. Việc host nên làm là đặt chế độ nghiêm ngặt về thanh toán/ đặt cọc và kiểm tra số lượng khách, khai báo chính xác công khai để tội phạm không nhằm vào homestay.
5.2.2. Tội phạm công nghệ
Thường chúng sẽ truy cập vào các thông tin online của bạn để đánh cắp dữ liệu. Đặc biệt, gần đây, 1 loại tội phạm lừa tiền công nghệ nhiều host cảnh báo. Chúng có đặc điểm là quyết định book phòng nhanh, vội vã; sau đó, đòi thành toán quốc tế.
Cần xác minh tài khoản ngân hàng qua 1 đường link chúng gửi để được chuyển tiền. Tuy nhiên, khi nhập thông tin vào link này thì số tiền trong tài khoản đó sẽ không cách mà bay cũng như vị khách “tưởng VIP” kia.
Tuyệt đối đừng khai báo số tài khoản và thông tin vào bất kì link nào, chỉ tin vào cách thanh toán uy tín trước nay áp.
5.2.3. Tội phạm truy nã
Tuy hiếm nhưng với việc phát triển mạnh mẽ của dịch vụ lưu trú như hiện nay. Nhiều tội phạm đã chọn hình thức này để ẩn náu. Chỉ vài click book phòng, chúng dễ dàng trở thành khách hàng . Hãy luôn đề phòng và báo cảnh sát nếu có bất cứ nghi ngờ nào.
5.3. Rủi ro kinh doanh homestay từ đối tác
5.3.1. Chủ căn nhà bạn thuê để kinh doanh homestay
Hầu hết các host thường đứng ra thuê hợp đồng dài hạn rồi cải tạo căn hộ có sẵn để kinh doanh homestay. Chính vì vậy, cũng không ít người gặp tình huống dở khóc dở cười: Bị chủ đòi lại nhà trước hợp đồng mà ít/ không đền bù!
Cần:
• Chú ý về điều khoản đền bù và thời gian thông báo trước khi đòi nhà trong hợp đồng thuê nhà. Về số tiền thì làm sao mà đảm bảo bù được chi phí bạn định bỏ ra đầu tư. Thời gian thông báo trước để bạn kịp xử lý những khách đã book.
VD, cần ghi rõ: “Nếu Bên A tự ý chấm dứt hợp đồng sẽ bị phạt giá trị các chi phí đầu tư cơ sở vật chất và chi phí cơ hội của bên B vào nhà cho thuê và phải trả cho Bên B một khoản tiền đền bù là 200.000.000 đồng. Khoản tiền đền bù này sẽ được khấu trừ giảm theo thời gian cho thuê 05 năm tương ứng với 20 % trên một năm và sẽ giảm dần cho đến khi chấm dứt hợp đồng. Và bên A cần phải thông báo cho bên B trước 2 tháng”.
• Chú ý về tính pháp lý của HĐ thuê nhà. Nếu sổ đỏ có cả tên vợ và chồng thì cần cả 2 người ký. 1 người ký cũng không có hiệu lực. Tốt nhất nếu đầu tư nhiều thì nên gọi công chứng. HĐ 2 bên ký với nhau mà thời gian thuê dài hơn 6 tháng mà ko có công chứng thì cũng không có giá trị về mặt pháp lý.”
5.3.2. Chủ đầu tư/ BQL tòa nhà (với các host căn hộ chung cư)
Để tránh những rủi ro này, chỉ cần lobby nhẹ nhàng với bên đầu tư và BQL
5.3.3. Các bên trung gian (OTA, nền tảng thanh toán)
Hoàn tiền chậm từ OTA, chênh lệch tiền ngoại tệ,…? Đó là những vấn đề tuy nhỏ nhưng cần xử lý từ đầu, tránh thiệt hại về sau!
5.4. Rủi ro kinh doanh homestay từ pháp luật
5.4.1. Các loại giấy phép, chứng nhận
Đảm bảo homestay có đầy đủ GPKD và các loại giấy tờ liên quan. Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị chứng nhận PCCC và ANTT nữa nhé.
5.4.2. Vấn đề khai báo
Cần khai báo trước 23h khách lưu trú phòng sự “ghé thăm” bất chợt của công an địa phương!
Trên đây là gợi ý cách làm đề tài báo cáo thực tập Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay – báo cáo thực tập theo mẫu của trường Viện Đại học Mở Hà Nội – Hệ từ xa, TOPICA, HOU, EHOU, danh cho các anh chị học hệ từ xa Viện Đại học Mở hệ từ xa TOPICA tham khảo.
Câc anh chị DOWNLOAD về tham khảo, Không nên sử dụng lại hoàn toàn tại vì cũng có nhiều người tải về nên khả năng trùng lặp rất cao, đã có trường hợp bài bị loại ạ. Để bài làm chất lượng nhất và không bị trùng lặp, các anh chị tham khảo Dịch vụ Viết thuê chuyên đề thực tập của em qua bài viết:hoặc nhắn nhanh qua SDT/ZALO ==> https://zalo.me/0917193864