CASE 13- Lợi ích công bằng [Lời giải Đề Án Môn Học Viện đại học Mở HN ]

Rate this post

Lời giải Đề Án Môn Học Viện Đại học Mở Hà Nội Hệ Từ Xa TOPICA – EHOU- CASE 13 Lợi ích công bằng  – CASE STUDY 13

CHÚ Ý: Đây là lời giải Đề án Môn học mẫu CASE 13- Lợi ích công bằng –  Viện Đại học Mở Hà Nội Hệ Từ Xa  TOPICA – EHOU , các anh chị tham khảo cho bài làm của mình thôi nhé, Không nên sử dụng lại hoàn toàn lời giải,  tại vì cũng có nhiều người tải nên khả năng trùng lặp rất cao, đã có trường hợp bài bị loại ạ.

Để bài làm chất lượng nhất và không bị trùng lặp, các anh chị tham khảo dịch vụ của em qua bài viết:==>  Báo giá viết đề án môn học Topica – Ehou hoặc nhắn nhanh qua SDT/ZALO ==>  https://zalo.me/0917193864

 

1. Để quản trị thành công, các doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc quản trị nào? Nguyên tắc nào doanh nghiệp không tuân thủ thành công dẫn đến tình trạng trên?

1.1 Các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp

1. Tuân thủ luật pháp và thông lệ kinh doanh

Hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên nền tảng của các định hướng chính trị, nhằm quy định những điều mà các thành viên trong xã hội không được làm và là cơ sở đẻ chế tài những hành động vi phạm của mối quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.Qua đó có thể thấy rằng giữa các lĩnh vực chính trị-pháp luật-hoạt động quản lý kinh doanh có mối liên hệ hữu cơ,trong đó thể chế chính trị giữ vai trò định hướng chi phối toàn bộ các hoạt động trong xa hội-trong đó có hoạt động kinh doanh
Với chức năng quản lý vĩ mô của mình, Nhà nước đón vai trò là người tạo môi trường và định hướng cho các thành phần kinh tế tự do hoạt động. Mặt khác mỗi tổ chức kinh doanh dều hoạt động trong một môi trường xã hội nhất định,giũa chúng có những mối liên hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội cung cấp những nguồn lực mà tổ chức cần và tiêu thụ những hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra. Các giá trị chung, thông lệ của xã hội,các tập tục truyền thống,lối sống của dân cư, các hệ tư tưởng tôn giáo và cơ cấu dân số, thu nhập của dân chúng đều có những tác động nhiều mặt trực tiếp đến hoạt động của các tổ chức kinh doanh. Do vậy trong quá trình hoạt động đòi hỏi các nhà quản lý phải có sự sang tạo trong quyết định,xử lý linh hoạt các yếu tố của quá trình sản xuất –kinh doanh, đảm bảo cho tổ chức tồn tại và phát triển vững chắc.

2. Tập trung dân chủ

Là nguyên tắc cơ bản của quản lý, nguyên tắc tập trung dân chủ phản ánh mối liên hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý cũng như yêu cầu và mục tiêu của quản lý.

Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất. Khía cạnh tập trung trong nguyên tắc thể hiện sự thống nhất quản lý từ một trung tâm. Đây là nơi hội tụ trí tuệ, ý chí, nguyện vọng và là cơ sở vật chất của tổ chức nhằm đạt hiệu quả tổng thể cao nhất tránh sự phân tán,rối loạn và triệt tiêu sức mạnh chung. Khía cạnh dân chủ thể hiện sự tôn trọng quyền chủ động sang tạo của tập thể và cá nhân người lao động trong hoật động sản xuất kinh doanh.Tập trung và dân chủ; dân chủ phải được thể hiện trong khuôn khổ tập trung. Đây là một nguyên tắc Nội dung của nguyên tắc: phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa rất quan trọng,nó có tính khách quan phổ biến song thực hiện không đơn giản, phụ thuộc vào bản lĩnh, phẩm chất đạo đức và phong cách của người quản lý.

3. Kết hợp hài hoà các loại lợi ích

Quản lý suy cho cùng là quản lý con người nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của người lao động. Song động lực của quản lý là lợi ích, do đó nguyên tắc quan trọng của quản lý là phải chú ý đến lợi ích của con người, đảm bảo sự kết hợp hài hoà các lợi ích, trong đó lợi ích của người lao động là động lực trực tiếp, đồng thời chú ý đến lợi ích của tổ chức và xã hội.

Việc kết hợp hài hoà các lợi ích phải được xem xét và đề ra ngay từ khi xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch kinh tế xã hội, quá trình hoạt động quản lý đén khâu phân phối và tiêu dung. Các kế hoạch và mục tiêu của tổ chức phải phản ánh được lợi ích cơ bản lâu dài của mọi thành viên,phải quy tụ được quyền lợi của cả hệ thống và phải có tính hiện thực cao.sự đúng đắn hay lệch lạc trong vấn đề lợi ích kinh tế không chỉ thuộc phạm vi công cụ, động lực mà trước hết là sự đúng đắn hay lệch lạc về mục tiêu sản xuất kinh doanh

Thực hiện tốt nguyên tắc này cân chú ý một số vấn đề sau:

-Thứ nhất,các quyết định quản lý phải quan tâm trước hết đến lợi ích người lao động.Người lao động là lực lượng tạo ra sản phẩm hàng hoá dịch vụ trực tiếp cho xã hội,hơn nữa lại là nhân tố có khả năng sáng tạo.Bởi vậy hệ thống phương pháp công cụ, cơ chế, chính sách quản lý phải nhằm vào việc đem lại lợi ích, mà quan trọng nhất là lợi ích vật chất cho người lao động.

-Thứ hai, phải tạo ra những vectơ lợi ích chung nhằm kết hợp các lợi ích kinh tế. Các quyết định quản lý phải có tác dụng huy động sự đóng góp về trí tuệ, sức lực và cơ sở vật chất để xây dựng tổ chức và người lao động có cơ hội để thoả mãn lợi ích, đồng thời được hưởng thụ các khoản phúc lợi tập thể.

– Thứ ba, phải coi trọng lợi ích vật chất tinh thần của tập thể và người lao động. Trong khi lao động còn là một hoạt động bắt buộc đối với con người thì vấn đề khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động phải đặt lên vị trí ưu tiên thoả đáng. Song không phải vì thế mà coi nhẹ hoặc phủ nhận khuyến khích lợi ích tinh thần thong qua các phương pháp động viên,giáo dục chính trị tư tưởng, thưởng phạt, cất nhắc, đề bạt vào các chức vụ công tác thích hợp.

4. Chuyên môn hoá

Nguyên tắc chuyên môn hoá đòi hỏi việc quản lý phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn, được đào tạo,có kinh nghiệm và khả năng điều hành để thực hiện các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả và hiệu quả.

5. Biết mạo hiểm

Mạo hiểm không phải là liều lĩnh mà là sự phiêu lưu có tính toán. Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà lãnh đạo tổ chức phải biết tìm ra các giải pháp độc đáo (nhất là các giải pháp công nghệ) để tăng sức cạnh tranh cho tổ chức. Giá trị của tính mạo hiểm là ở chỗ, nó đưa tới sự ra đời của một sản phẩm mới, một cải tiến mới trong công nghệ, đưa ra một phát minh mới về tổ chức quản lý, nhằm nâng cao năng suất lao động hoặc phát hiện ra một thị trường mới cho doanh nghiệp.

6. Hoàn thiện không ngừng

Trong thời đại này nền kinh tế Thế Giới đang được toàn cầu hoá một cách hết sức mạnh mẽ và trong tương lai gần sẽ không còn công nghệ hay sản phẩm quốc gia, công ty quốc gia hay ngành kinh doanh… Tài sản quan trọng nhất của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức là các kỹ năng quản lý và sáng kiến của các thành viên của nó…Các tổ chức, các công ty, doanh nghiệp sẽ trở thành những mạng lưới toàn cầu, hoạt động trong một môi trường cạnh tranh toàn cầu… trong bối cảnh đó, các tổ chức và các nhà quản lý cần hoạch định chiến lược,uỷ quyền tối đa, đổi mới liên tục về nhận thức, hành động để thích nghi và phát triển bền vững trong một Thế Giới luôn thay đổi.

Người quản lý phải biết khai thác các thông tin có lợi từ mọi nguồn để kịp thời có đối sách tận dụng thời cơ. Đặc biệt là các thông tin về cung cầu,công nghệ mới,về chính sách của Nhà nước có liên quan và về sự biến động trong cách thức quản lý của các tổ chức khác có ảnh hưởng tới tổ chức mình. Đây là mối quan hệ giứa thế và lực của hệ thống. Lực là tiềm năng của hệ thống còn thế là mối quan hệ cảu hệ thống với môi trường.

7. Biết tận dụng thời cơ và môi trường kinh doanh

Là nguyên tắc quyết định mục tiêu của quản lý,bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi người quản lý phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khac nhau, biết đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích cá nhân, từ đó ra các quyết định tối ưu nhằm tạo được các thành quả có lợi nhất cho nhu cầu phát triển của tổ chức

Để đạt được các yêu cầu trên cần phải giảm thiểu lao động vật hoá và lao động sống trong việc sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Giảm thiểu lao động vật hoá được thực hiện thông qua việc lựa chọn và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, khai thác triệt để công suất máy móc thiết bị nhằm khấu hao nhanh, hạn chế hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường cần có chính sách và cơ chế thuận lợi khuyến khích các thnàh phần kinh tế sử dụng lao động, tiền vốn tại chỗ để sản xuất tại chỗ nhằm tiết kiệm thời gian, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời khai thác tiềm năng kinh tế của các tổ chức. Mặt khác phải không ngừng đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý trong nội bộ tổ chức theo định hướng tinh giản thật sự vì nhu cầu công việc vạ hiệu quả cao.

1.2 Liên hệ

Để quản trị doanh nghiệp thành công thì tuân theo các nguyên tắc một cách linh động. Để xảy ra tình huống trên thì doanh nghiệp đã vi phạm nguyên tắc thứ 3 là kết hợp hài hoà các loại lợi ích trong đó cụ thể là nội dung phải coi trọng lợi ích vật chất tinh thần của tập thể và người lao động. Trong khi lao động còn là một hoạt động bắt buộc đối với con người thì vấn đề khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động phải đặt lên vị trí ưu tiên thoả đáng nhưng không có nghĩa là coi nhẹ hoặc phủ nhận khuyến khích lợi ích tinh thần thông qua các phương pháp động viên,giáo dục chính trị tư tưởng, thưởng phạt, cất nhắc, đề bạt vào các chức vụ công tác thích hợp.

2. Tình huống trên thể hiện nội dung quản trị nào trong DN? Phương pháp quản trị nào được áp dụng trong tình huống này?

Tình huống trên thể hiện nội dung quản trị nhân lực trong doanh nghiệp và cụ thể là nguyên tắc bố trí và sử dụng nhân lực trong doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không ngoài việc tuyển dụng đủ số lượng người lao động với mức trình độ, kỹ năng phù hợp còn cần phải bố trí lực lượng lao động của doanh nghiệp vào đúng công việc và đúng thời điểm. Công tác bố trí và sử dụng nhân sự liên quan đến cả đội ngũ nhân sự mới tuyển dụng cũng như đội ngũ nhân sự đang đảm nhiệm công việc Bố trí nhân sự là quá trình sắp đặt nhân lực vào các vị trí công việc của tổ chức. Sử dụng nhân sự là quá trình khai thác và phát huy năng lực làm việc của người lao động một cách tối đa nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc. Như vậy, việc bố trí và sử dụng nhân sự có liên quan chặt chẽ với nhau: bố trí đúng thì mới có thể sử dụng được, ngược lại nếu doanh nghiệp tìm và bố trí được nhân viên có năng lực mà không biết cách sử dụng họ thì hiệu quả tổng thể cũng sẽ không đạt được. Bố trí và sử dụng nhân sự giống như việc tạo dựng một đội bóng: cầu thủ nào chúng ta đang có? chúng ta có thể có? chúng ta cần? và vị trí nào, trận đấu nào phù hợp nhất với mỗi cầu thủ tại mỗi thời điểm khác nhau? Và xa hơn thế, làm thế nào để bồi dưỡng và tạo dựng được đội ngũ cầu thủ giỏi cho tương lai nhằm tạo thế chủ động cho câu lạc bộ…
Phương pháp áp dụng trong tình huống :là trả công theo sản phẩm và cụ thể là trả công theo Chế độ trả công theo sản phẩm có thưởng
Chế độ trả công này, về thực chất là các chế độ trả công sản phẩm kể trên kết hợp với các hình thức tiền thưởng.
Khi áp dụng chế độ trả công này, toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về số lượng của chế độ tiền thưởng quy định.
Tiền công trả theo sản phẩm có thưởng (Lth) tính theo công thức:

Ở đây:

L: Tiền công trả theo sản phẩm với đơn giá cố định
m: % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
h: % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng.

3. Nguyên nhân gây ra hiện tượng nêu trên là gì?

Để xảy ra hiện tượng trên là do chính sách lương thưởng của doanh nghiệp chưa làm cho cán bộ nhân viên thấy thỏa đáng. Đối với nhân viên sản xuất họ thấy bất bình trong chế độ thưởng trong khi công sức họ bỏ ra nhiều hơn đối với các bộ phận khác. Mặt khác để áp dụng phương pháp trả công theo sản phẩm thì yêu cầu cơ bản khi áp dụng chế độ tiền công tính theo sản phẩm có thưởng là phải quy định đúng đắn các chỉ tiêu, điều kiện thưởng và tỷ lệ thưởng bình quân nhưng công ty lại chưa có các chỉ tiêu trên
Chính vì không được ghi nhận công lao bỏ ra, chế đô không công bằng dẫn đến hiện trạng chán nản trong công việc, đình công không sản xuất ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

4. Nếu bạn là Ban Giám đốc, bạn xử lý tình huống này như thế nào?

Đối với tình huống này công việc trước mắt của Ban Giám Đốc là xin lỗi toàn thể cán bộ nhân viên về việc thưởng cho nhân viên chưa thực sự công minh và sau đó đưa ra phương án chia lại thưởng một cách hợp lý dựa trên hiệu suất làm việc, thời gian làm việc, sản phẩm tạo ra. Xây dựng bộ tiêu chí về điều kiện thưởng cho những đối tượng các nhau như phòng ban, nhân viên sản xuất. Xác định lại tỷ lệ thưởng bình quân. Sau đó công khai lại cho toàn thể công ty nhằm minh bạch tài chính, ổn định lại công tác sản xuất hàng hóa để phục vụ nhu cầu của khách hàng
5. Bạn hãy xây dựng tiêu chí khen thưởng trong tình huống nêu trên để đạt sự công bằng.
Tiêu chí khen thưởng
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
– Quy chế khen thưởng mục đích xây dựng sự công bằng trong cán bộ nhân viên và tạo yếu tố động lực cho cán bộ công nhân viên trong công ty
III/ PHẠM VI:
– Áp dụng cho toàn Công ty.
II/ ĐỊNH NGHĨA:
– Không có.
IV/ NỘI DUNG:
1. Các hình thức khen thưởng:
a) Thưởng thâm niên:
– Thâm niên được tính chi tiết tới từng tháng (nếu từ 15 ngày trở lên thì tính đủ tháng, nếu dưới 15 ngày thì không được tính đủ tháng.
– Tiền thâm niên = số tháng thâm niên * số tiền thâm niên 1 tháng.
– Phòng nhân sự có trách nhiệm lập tờ trình về số tiền thâm niên của 1 tháng, dự toán tổng tiền thâm niên trước 30 ngày so với ngày bắt đầu nghỉ tết.
b) Thưởng chuyên cần:
– Đối tượng áp dụng là công nhân viên trực tiếp sản xuất trên dây chuyền.
– Điều kiện: Làm đủ số ngày theo tổng số ngày chuyền đã thực hiện (không tính những ngày phải làm bù hay điều động làm thêm).
ec Thưởng tiết kiệm nguyên phụ liệu:
– Bộ phận sản xuất mà tiết kiệm được % nguyên phụ liệu tiêu hao thì được thưởng 30% mức nguyên phụ liệu tiết kiệm được.
– Hàng quý Phòng Nhân sự kết hợp phòng kinh doanh và bộ phận sản xuất liên quan lập kế hoạch khen thưởng trình GĐ xem xét và phê duyệt.
d) Thưởng năng suất:
– Năng suất của bộ phận là những sản phẩm đạt chất lượng do bộ phận làm ra (không phải là tổng sản phẩm của bộ phận đó).
– Năng suất của bộ phận được tính chủ yếu trên cơ sở 8 giờ làm việc hành chính, càng ít thời gian làm tăng ca càng tốt.
– Mức thưởng năng suất là: 500.000 – 1 000.000 đồng.
– Hàng tháng Phòng Nhân sự kết hợp lãnh đạo lập kế hoạch khen thưởng những đơn vị có năng suất cao trình GĐ xem xét và phê duyệt.
g) Thưởng đạt doanh thu:
– Mỗi bộ phận vượt doanh thu sẽ được thưởng 5% phần doanh thu vượt quá theo khoán doanh thu.
– Bộ phận không đạt doanh thu thì bị phạt 5% phần doanh thu không đạt vào tổng quỹ lương.
h) Thưởng sáng kiến:
– Bất kỳ CBCNV Công ty có sáng kiến làm lợi cho Công ty đều được khen thưởng.
– Mức thưởng áp dụng như sau:
+ Làm lợi cho Công ty dưới 1 triệu đồng: 20% phần lợi đem lại nhưng không thấp hơn 40.000 đồng
+ Làm lợi cho Công ty từ 1 triệu đồng đến 5 triệu: 15% phần lợi đem lại nhưng không thấp hơn 200.000 đồng.
+ Làm lợi cho Công ty từ 5 triệu đồng đến 10 triệu: 10% phần lợi đem lại nhưng không thấp hơn 700.000 đồng.
+ Làm lợi cho Công ty từ 10 triệu đồng đến 50 triệu: 5% phần lợi đem lại nhưng không thấp hơn 1.000.000 đồng.
+ Làm lợi cho Công ty từ 50 triệu đồng đến 100 triệu: 3% phần lợi đem lại nhưng không thấp hơn 2.500.000 đồng.
+ Làm lợi cho Công ty từ 100 triệu đồng đến 500 triệu: 1% phần lợi đem lại nhưng không thấp hơn 3.000.000 đồng.
+ Làm lợi cho Công ty trên 500 triệu: 0.5% phần lợi đem lại nhưng không thấp hơn 5.000.000 đồng.
+ Các sáng kiến không thể tính được doanh thu thì mức thưởng là 200.000 – 1000.000 đồng tuỳ theo các trường hợp.

Lời giải đề án môn học Viện Đại học Mở Hà Nội Hệ Từ Xa CASE 13- Lợi ích công bằng – CASE STUDY 13. Để bài làm chất lượng nhất và không bị trùng lặp, các anh chị tham khảo dịch vụ của em qua bài viết:==>  Báo giá viết đề án môn học Topica – Ehou hoặc nhắn nhanh qua SDT/ZALO ==>  https://zalo.me/0917193864

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo