Lưu Đồ Thể Hiện Kiểm Soát Nội Bộ Đối Với Nghiệp Vụ Thu Tiền

Rate this post

Lưu Đồ Thể Hiện Kiểm Soát Nội Bộ Đối Với Nghiệp Vụ Thu Tiền sẽ là chủ đề mà ngày hôm nay mình cần chia sẻ đến cho các bạn cùng tham khảo thêm. Sau đây mình xin giới thiệu đến cho các bạn một bài lưu đồ thể hiện kiểm soát nội bộ với nghiệp vụ thu tiền dưới đây hoàn toàn hay đã được liệt kê và triển khai một cách rõ ràng. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển  khai như là lưu đồ thể hiện kiểm soát bội nghiệp đối với nghiệp vụ thu tiền, các thủ tục kiểm soát chủ yếu được áp dụng,..

Hiện nay, các trường đại học và cao đẳng yêu cầu rất khó đặc biệt đối với các bạn sinh viên đang triển khai bài làm chuyên đề, để hoàn thành một bài chuyên đề quả thật không phải dễ dàng vì nhiều bạn chưa biết cách làm hoặc bắt đầu tư đâu, hoặc bạn chưa có thời gian…Không sao cả, ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ thuê làm chuyên đề thực tập của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149 để được tư vấn báo giá làm bào chuyên đề cụ thể nhé.

1. Lưu đồ thể hiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ thu tiền

 

Lưu Đồ Luận Chuyển Đối Với Nghiệp Vụ Thu Tiền
Lưu Đồ Luận Chuyển Đối Với Nghiệp Vụ Thu Tiền

2.Các thủ tục kiểm soát chủ yếu được áp dụng:

– Sử dụng phiếu thu để làm căn cứ chứng từ ghi nhận nghiệp vụ thu tiền

– Kế toán tiền mặt và thủ quỹ là hai nhân viên khác nhau

– Phiếu thu có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan và được đánh số (số bút toán) theo dõi liên tiếp

– Sau khi thu tiền, căn cứ vào phiếu thu, thủ quỹ nộp tiền vào quỹ ngay

– Phiếu thu được lập trên máy nên phải đảm bảo định khoản đúng, chính xác

Lưu Đồ Thể Hiện Kiểm Soát Nội Bộ Đối Với Nghiệp Vụ Thu Tiền toàn bộ các khoản tiền đều tập trung tại một đầu mối duy nhất là thủ quỹ…

Để kiểm soát tốt các khoản thu tại ngân hàng, trước hết chúng ta phải biết được các khoản thu đó là từ nguồn nào và có nhất thiết phải sử dụng tiền mặt hay không? Các khoản thu chính của ngân hàng bao gồm: thu từ hoạt động nghiệp vụ (thu lãi cho vay, thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính, thu khác từ hoạt động tín dụng…), thu từ các hoạt động khác (thu lãi góp vốn mua cổ phần; thu kinh doanh vàng, bạc, ngoại tệ; thu dịch vụ bảo hiểm…),…, thu khác. Trong giới hạn đề tài, em xin trình bày một số thủ tục đối với một số khoản thu chủ yếu tại chi nhánh.

  1. a) Đối với thu nợ và thu lãi cho vay

Đây là một phần trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, do kế toán nghiệp vụ tín dụng thực hiện

XEM THÊM : Có 5 Website Có Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Tốt Nghiệp 

Trình tự thu nợ và thu lãi cho vay
Trình tự thu nợ và thu lãi cho vay
Sơ đồ 3.6. Trình tự thu nợ và thu lãi cho vay

(1a) Khách hàng nộp các giấy tờ có liên quan cho thanh toán viên.

(1b) Thanh toán viên căn cứ vào Hợp đồng tín dụng để làm thủ tục cho khách hàng thanh toán và lập phiếu thu.

(2) Thanh toán viên chuyển phiếu thu và các giấy tờ liên quan cho kiểm soát viên.

(3)  Kiểm soát viên chuyển cho thủ quỹ.

(4a) Khách hàng đến nộp tiền tại thủ quỹ.

(4b) Nhập vào máy tính. Lưu Đồ Thể Hiện Kiểm Soát Nội Bộ Đối Với Nghiệp Vụ Thu Tiền

(5) Thủ quỹ chuyển chứng từ lại cho kiểm soát viên.

(6a) Kiểm soát viên chuyển chứng từ lại cho thanh toán viên hạch toán.

(6b) Nhập dữ liệu vào máy tính.

   *Đối với quá trình thu nợ

Khi khách hàng có nhu cầu trả tiền, thanh toán viên kiểm tra bộ hồ sơ trong hợp đồng tín dụng, lập phiếu thu tiền mặt và chuyển sang quỹ để thu tiền.

Khi khách hàng có nhu cầu tất toán tài khoản vay thì yêu cầu khách hàng làm việc với Phòng Tín dụng để in phiếu tất toán vay gồm nợ gốc và nợ lãi đến thời điểm hiện tại, kiểm tra lại tính chính xác của số tiền trên phiếu tất toán và lập phiếu thu chuyển quỹ nếu khách hàng trả bằng tiền mặt.

Khi có phát sinh nợ đến hạn nhưng khách hàng không lập ủy nhiệm chi để trả nợ thì thanh toán viên có thể căn cứ yêu cầu của cán bộ tín dụng trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ đến hạn.

     * Đối với thu lãi cho vay

– Đối với khách hàng là các doanh nghiệp: sau ngày 25 hàng tháng khi nhận được Bảng kê tính tiền lãi của cán bộ tín dụng giao (có Bảng kê giao nhận), thanh toán viên đối chiếu số tiền trên bảng kê và hóa đơn trên máy, số dư tài khoản tiền gửi có đủ tiền thì tiến hành lập phiếu ghi nợ tài khoản tiền gửi và ghi có tài khoản thu lãi cho vay (ngắn hạn hoặc trung, dài hạn). Các đơn vị nào chưa đủ tiền để thu lãi trong tháng đó thì thanh toán viên sẽ tiếp tục theo dõi khi nào trên tài khoản tiền gửi có tiền thì sẽ tiến hành thu lãi sau.

– Đối với khách hàng là cá nhân thì căn cứ vào phiếu tính lãi hàng tháng cán bộ tín dụng giao (sau ngày 26 hàng tháng), khi khách hàng đến trả lãi thanh toán viên căn cứ vào phiếu tính lãi sau khi đã kiểm tra số tiền trên phiếu tính lãi lập phiếu thu tiền mặt chuyển sang quỹ.

XEM THÊM : Báo Cáo Thực Tập Kế Toán

  1. b) Đối với các khoản thu từ nguồn tiền gửi.     
Sơ đồ 3.7. Trình tự luân chuyển các khoản thu từ tiền gửi
Sơ đồ 3.7. Trình tự luân chuyển các khoản thu từ tiền gửi

(1)     Khách hàng viết giấy gửi tiền đưa cho thanh toán viên

(2)     Thanh toán viên kiểm tra, lập hồ sơ tiền gửi và thẻ lưu phù hợp và chuyển cho kiểm soát viên, trình ký duyệt

(3a)   Kiểm soát viên sau khi kiểm soát chuyển cho thủ quỹ bằng đường dây nội bộ.

(3b)   Nhập vào máy tính

(4)     Thủ quỹ thu tiền xong chuyển sổ tiền gửi và chứng từ cho thanh toán viên

(5a)   Thanh toán viên hạch toán và ký sổ tiền gửi cho khách hàng

(5b)   Nhập thông tin vào máy vi tính

(6)     Thanh toán viên trả sổ tiền gửi cho khách hàng

XEM THÊM : Báo Cáo Tài Chính Ngân Hàng

Nguồn tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền quan trọng của ngân hàng. Bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán), tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các ngân hàng.

Khi khách hàng có nhu cầu gửi tiền tại ngân hàng sẽ lập giấy gửi tiền, trong đó ghi rõ số tiền mà mình nộp đưa cho thanh toán viên. Thanh toán viên kiểm tra đầy đủ các thông tin liên quan đến điều kiện thực hiện của chứng từ, nhập vào máy tính và lập các loại sổ tiết kiệm. Sau đó chuyển cho kiểm soát viên kiểm tra lại lần nữa, trình Phó giám đốc phụ trách kế toán – ngân quỹ ký và chuyển cho thủ quỹ, đồng thời hướng dẫn khách hàng đến quầy thu ngân để nộp tiền. Giấy nộp tiền cùng với sổ tiền gửi (khách hàng giữ một sổ, ngân hàng giữ một sổ – thẻ lưu) được đính với nhau, đây là yếu tố để kiểm tra sau này.

Đối với tất cả các khoản thu, quy trình kiểm soát đều như nhau, bao gồm: phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp, hợp lý  và hợp lệ của khoản thu, trên đó phải điền đầy đủ nội dung của nghiệp vụ, chữ ký của các đối tượng có liên quan. Sau khi kiểm soát chứng từ nộp tiền, bảng kê các loại tiền nộp và các giấy tờ cần thiết khác do khách hàng xuất trình, thủ quỹ tiến hành kiểm đếm để xác định tiền mặt nộp vào quỹ, đảm bảo khớp đúng với bảng kê nộp tiền mặt và chứng từ nộp tiền.

Khi thu đủ tiền mặt vào quỹ, thủ quỹ ký và đóng dấu “Đã thu tiền” trên chứng từ nộp tiền, hạch toán vào chương trình giao dịch và chuyển trả chứng từ báo Có cho khách hàng.    

Cuối ngày, thanh toán viên chuyển bảng liệt kê giao dịch cùng chứng từ giao dịch trong ngày cho kiểm soát viên kiểm tra, đối chiếu và lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định.

Qũy tiền mặt được kiểm tra vào cuối ngày bởi Phó giám đốc kế toán, Trưởng phòng kế toán và Trưởng phòng ngân quỹ. Sự đối chiếu thường xuyên của sổ quỹ và sổ thu tiền đảm bảo cho việc phát hiện sai sót hay những gian lận có thể xảy ra.

Cảm ơn tất cả các bạn sinh viên đã cùng mình xem và theo dõi Lưu Đồ Thể Hiện Kiểm Soát Nội Bộ Đối Với Nghiệp Vụ Thu Tiền với những nội dung đã được liệt kê cho nên các bạn có thể yên tâm xem và tham khảo. Nếu như nguồn tài liệu mình triển khai trên đây chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn… thì hãy tìm đến ngay dịch vụ nhận viết thuê chuyên đề tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149 để được hỗ trợ tải nhanh nhất có thể nhé.

Contact Me on Zalo