Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh

Rate this post

Dưới đây là mẫu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh dùng trong các bài báo cáo thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp phù hợp cho các bạn sinh viên đang làm đề tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn. Hy vọng mẫu cơ sở lý thuyết dưới đây giúp cho các bạn sinh viên có thêm được tài liệu bổ ích khi làm bài.

Trong quá trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp nếu các bạn không có thời gian hoàn thành, không có công ty thực tập các bạn có thể liên hệ với Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập trọn gói để được hỗ trợ Số điện thoại/zalo/0917 193 864. 🤡🐱‍👤


LỜI MỞ ĐẦU ĐỀ TÀI VỀ –  nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh

1. Lý do chọn đề tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) với tốc độ tăng trưởng là 6,2%/năm trong giai đoạn 2011-2016, đến hết năm 2016, nhu cầu nhân lực du lịch Việt Nam làm việc trực tiếp (hướng dẫn viên du lịch, lễ tân…) cần khoảng 650.000 lao động; giai đoạn 2017 – 2021 cần 920.000 lao động. Ngành du lịch Việt Nam hiện được đánh giá là ngành có nhu cầu nhân sự cao gấp 2-3 lần so với các ngành trọng điểm khác như giáo dục, y tế, tài chính … Để đáp ứng nhu cầu nhân sự cho ngành du lịch nói chung và khách sạn nói riêng, hiện cả nước có 62 trường đại học, 80 trường cao đẳng tham gia đào tạo nghiệp vụ du lịch, khách sạn nhà hàng; 117 trường trung cấp (trong đó có 12 trường trung cấp nghề); 2 công ty đào tạo và 23 trung tâm có tham gia đào tạo nghiệp vụ nghề du lịch, khách sạn.

Tuy mỗi năm toàn ngành cần số lao động ngành du lịch, khách sạn rất lớn nhưng lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhiều hướng dẫn viên du lịch dù được đào tạo dài hạn ở các trường đại học, cao đẳng nhưng khi tuyển dụng làm việc thì hầu hết doanh nghiệp lữ hành đều phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung kỹ năng, ngoại ngữ. Những con số trên cho thấy ngành du lịch Việt Nam đang cần một một nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển đất nước.

Nghệ An là một tỉnh lớn ở phía bắc Trung bộ, có tài nguyên du lịch phong phú, ưu thế hơn so với nhiều tỉnh, thành phố ở nước ta. Với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, môi trường trong lành, Nghệ An đã và đang khai thác để phát triển thành các điểm du lịch hấp dẫn. Vùng biển Nghệ An có bờ biển trải dài trên 82 km, phẳng với nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong, có độ mặn vừa phải, môi trường trong lành, nhiệt độ bình quân nước biển trong cả năm là 20 độ C, số lượng giờ nắng nhiều, thuận tiện cho sự phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển. Bên cạnh đó, Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một nhà yêu nước lớn, một danh nhân văn hoá thế giới và anh hùng giải phóng dân tộc. Nghệ An có các di tích, danh lam thắng cảnh như khu du lịch núi Quyết, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, bãi biển Cửa Lò dài gần 10km, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát… Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan, ngành du lịch Nghệ An vẫn còn kém phát triển, chưa thực sự tương xứng với lợi thế mà thiên nhiên ban tặng cho

Nghệ An. Các dịch vụ du lịch, dịch vụ bổ sung của Nghệ An còn đơn điệu, nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ năng còn ít, trình độ ngoại ngữ và khả năng giao tiếp ứng xử, sẵn sàng phục vụ khách của nhân viên còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân là do tỷ lệ lao động được đào tạo chính quy trong ngành du lịch, khách sạn còn thấp, tỷ lệ nhân viên chưa qua đào tạo vẫn cao. Ở một số khách sạn, tỷ lệ người lao động địa phương còn cao nên gặp khó khăn trong vấn đề đào tạo nghề cũng như nâng cao trình độ ngoại ngữ.

Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An là thành viên trong chuỗi các khách sạn Tư nhân Mường Thanh. Như các nguồn lực khác, nguồn nhân lực là một yếu tố quyết định và tất yếu phải có trong việc duy trì, phát triển của khách sạn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong khách sạn đóng vai trò hết sức to lớn trong việc nâng cao hiệu quả điều hành, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh. Khách sạn Mường Thanh Sông Lam là một khách sạn mới được đầu tư và đưa vào hoạt động được 3 năm, là khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên ở Nghệ An, Mới đi vào hoạt động nên không tránh được những khó khăn. Bên cạnh môi trường kinh doanh chịu nhiều áp lực về cạnh tranh ….là lý do về con người như: số lượng nhân sự biến động.

lớn trong thời gian ngắn; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế về thể lực, trí lực cũng như tiềm năng phát triển,… đang còn gặp rất nhiều khó khăn chưa có nhiều phương án giải quyết. Xuất phát từ thực tiễn đó của khách sạn, việc chọn đề tài “ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam, Nghệ An” là cần thiết cho doanh nghiệp và làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An, chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho Khách sạn.

2.2. Mục tiêu cụ thể

+ Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam, Nghệ An, chỉ ra những thành công, hạn chế chủ yếu và các nguyên nhân của nó.

+ Đưa ra những quan điểm và một số giải pháp trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho Khách sạn.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu tập trung vào Khách sạn Mường Thanh Sông Lam, Nghệ An;

Thời gian: Thông tin, số liệu thứ cấp về tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Mường Thanh Sông Lam giai đoạn 2015 – 2017;

Thông tin, số liệu sơ cấp được điều tra từ phỏng vấn từ tháng 10 – 12 năm 2017.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ những nội dung cơ bản đặt ra của luận văn, trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng nhiều phương pháp. Trong đó các phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp chuyên gia, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp.

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các tài liệu thống kê, báo cáo, báo, tạp chí, internet và các kết quả nghiên cứu khác đã được công bố;

Số liệu sơ cấp được thu thập từ khảo sát nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An thông qua phương pháp điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên tại Khách sạn. Bảng hỏi này được xây dựng với mục đích đánh giá khách quan các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân … cũng như đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong công việc cũng như tâm tư nguyện vọng của họ trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn trong thời gian tới.

5. Những đóng góp của đề tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

– Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đưa ra các quan điểm lý luận vận dụng vào thực tiễn tại khách sạn

– Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An trong những năm qua, đưa ra những đánh giá, nhận xét về ưu điểm và tồn tại.

– Ba là, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An.

6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Có thể thấy, hiện nay có rất nhiều tài liệu, đề án trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung và lĩnh vực du lịch, khách sạn nhà hàng nói riêng. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo và kế thừa có chọn lọc một số bài viết, công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như sau:

Ngô Phi Uyên (2016), “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần thủy sản 584 Nha Trang”. Tác giá đã chỉ ra công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty, đồng thời cũng làm nổi bật những thành tựu trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực của công ty, nhất là thế mạnh của công ty là các mối quan hệ chiến lược, gần gũi với các công ty, tổ chức nước ngoài kinh doanh lĩnh vực thủy sản.

Lê Thị Mai (2014), “Phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Phương Đông, Nghệ An”. Luận văn đã chỉ ra những thành tựu cũng như những hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại hệ thống các khách sạn trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và Khách sạn Phương Đông nói riêng, nhất là hạn chế về ngoại ngữ, khả năng giao tiếp. Đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến những biến động nhân lực tại địa phương. Tác giả cũng đã đề ra những giải pháp hoàn thiện, khắc phục tình trạng trên.

Nguyễn Thị Thanh Hà (2010), “Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Khách sạn Hà Nội DAEWOO”.cũng đã nêu được cơ sở lý luận về công tác đào tạo nói chung và đào tạo trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng khách sạn. Luận văn đã đánh giá được thực trạng công tác đào tạo nhân lực tại khách sạn DAEWOO, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho Khách sạn. Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu về công tác đào tạo chưa đánh giá khảo sát nguồn lao động mà chỉ đánh giá về mặt định tính.

Bài viết “Nâng cao chất lượng nhân lực cao cấp cho ngành du lịch khách sạn” đã nêu rõ ngành Du lịch Khách sạn giai đoạn 2015 – 2020 cần tập trung tới 3 mục tiêu, trong đó trước hết cần phải kể đến mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành bằng việc kết nối cơ hội thực tập cũng như cơ hộ nghề nghiệp cho nguồn nhân lực ngành tại các nước có đặc điểm du lịch, khách sạn tương đồng với Việt Nam nhưng khai thác hiệu quả nhằm góp phần chuyển biến tích cực cũng như đóng góp vào sự thành công trong phát triển du lịch, góp phần giúp du lịch Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển theo chiều sâu, định vị được điểm đến Việt Nam.

Bài viết “Báo động“đỏ” nguồn nhân lực ngành du lịch” đăng trên tạp chí Doanh nhân online của tác giả Cát Nguyện cho thấy, Việt Nam hiện nay không thiếu nhân công mà chỉ thiếu nhân công lành nghề, có trình độ, có tay nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế và có đủ niềm đam mê để làm trong ngành “công nghiệp không khói” này. Chính vì vậy, trong xu hướng đầu tư ngày càng tăng đối với các nhà hàng, khách sạn, resort 5 sao như hiện nay, thị trường nhân lực của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị “chiếm dụng” từ nguồn nhân lực các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia…. Nguyên nhân thì có nhiều, tuy nhiên phần

lớn là do việc đào tạo trong ngành chưa đủ thực tế, chưa bám theo nhu cầu chính yếu của thị trường. Đào tạo thường tập trung vào lý thuyết mà yếu về thực hành. Cách đào tạo, giảng dạy này đi ngược với xu thế quốc tế, vì vậy sinh viên của chúng ta ra trường thua kém các nước trong khu vực về nhiều kỹ năng. Lấy ví dụ như khi khảo sát trên các du thuyền quốc tế 5 sao hiện nay, lao động Việt Nam chủ yếu đảm nhận khâu vệ sinh, rửa chén hoặc phục vụ trong bộ phận buồng. Trong khi đó, các bộ phận khác như tiếp tân, phục vụ bàn, các vị trí giám sát … hầu như do lao động các nước như Singapore, Thái Lan … đảm nhận. Sở dĩ có sự phân công lao động như vậy, bởi lao động của ta thua kém nước bạn nhiều kỹ năng như: trình độ ngoại ngữ, tự tin trong giao tiếp, các kỹ năng nghề nghiệp không đạt chuẩn quốc tế…Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp trong ngành, các đơn vị đào tạo cần chung tay tìm giải pháp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo “nhân lực du lịch quốc tế” cho lao động Việt Nam để cùng nhau phát triển bền vững.

Các đề tài, bài viết trên đã nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành kinh doanh du lịch, khách sạn nhà hàng. Qua đó cho thấy, để tồn tại và phát triển trong xu thế hội nhập như hiện nay đòi hỏi các khách sạn lớn trong đó có Khách sạn Mường Thanh Sông Lam cần chú trọng tới chất lượng nguồn nhân lực, thành thạo chuyên môn, nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH SÔNG LAM, NGHỆ AN” với mong muốn đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Khách sạn, đóng góp phần nhỏ bé cho sự phát triển thịnh vượng cho Khách sạn Mường Thanh Sông Lam.

7. Kết cấu của đề tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài dự kiến được kết cấu thành 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; Chương 2: Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Khách sạn Mường Thanh Sông Lam, Nghệ An;

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam, Nghệ An.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh

MỤC LỤC ĐỀ TÀI VỀ –  Đào tạo và phát triên·nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆ

1.1. Một số khái niệm cơ bản nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực

1.1.2. Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.1.3. Mục đích và vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.1.4. Nguồn nhân lực trong ngành khách sạn

1.2. Nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.2.1. Nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.2.2. Phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.3.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp

1.3.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp

1.4. Một số kinh nghiệm trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các khách sạn và bài học cho Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An

1.4.1. Một số kinh nghiệm trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các khách sạn

1.4.2. Bài học kinh nghiệm trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại

Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ A
Tóm tắt chương 1

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN

LỰC CỦA KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH SÔNG LAM, NGHỆ AN

2.1. Tổng quan về Khách sạn Mường Thanh Sông Lam

2.1.1. Giới thiệu về Tập đoàn Mường Thanh
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Khách sạn Mường Thanh Sông Lam, Nghệ An

2.1.3. Cơ cấu tổ chức Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An

2.1.4. Một số đặc điểm của Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An có ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

2.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An

2.2.1. Tiến trình công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

2.2.2. Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

2.3. Đánh giá của cán bộ công nhân viên của Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Khách sạn

2.3.1. Khái quát về mục đích, nội dung điều tra, phỏng vấn

2.3.2. Phân tích kết quả điều tra

2.4. Đánh giá chung về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An

2.4.1. Thành công
2.4.2. Hạn chế, nguyên nhân

Tóm tắt chương 2

XEM THÊM Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn 3 sao

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH SÔNG LAM, NGHỆ AN

3.1. Căn cứ để xây dựng giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An

3.1.1. Dự báo nhu cầu của khách du lịch

3.1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch Nghệ An trong thời gian tới
3.2. Chiến lược phát triển của khách sạn Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An đến năm 2025

3.2.1. Chiến lược phát triển của Khách sạn

3.2.2. Định hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An

3.2.3. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An giai đoạn 2018 – 2020, tầm nhìn 2025

3.3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An

3.3.1. Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu đào tạo
3.3.2. Đa dạng hóa các phương pháp và hình thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

3.3.3. Hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

3.3.4. Tăng nguồn kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

3.3.5. Hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả chương trình sau đào tạo và bồi dưỡng

3.3.6. Một số giải pháp khác

Tóm tắt chương 3

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


Trên đây là mẫu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh được tham khảo từ báo báo cáo tốt nghiệp điểm cao các bạn có thể dùng tham khảo khi viết bài tốt nghiệp của mình nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình thực tập và làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói công ty Số điện thoại/zalo 0917 193 864.

LƯU Ý: CÁC BẠN NÀO MUỐN TẢI FULL BẢN WORD CỦA MẪU TRÊN ĐÂY THÌ HÃY NHẮN TIN ZALO ĐỂ MÌNH GỬI QUA MIỄN PHÍ NHANH CHÓNG CHO NHÉ.

Contact Me on Zalo