Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì? Vai trò và nguyên tắc

Rate this post

Hello, chào các bạn sinh viên, ở bài viết này mình xin gửi tới các bạn mẫu bài Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì? Vai trò và nguyên tắc, với mong muốn gửi đến các bạn mẫu tài liệu liên quan và bổ ích, Hotrothuctap đã dành nhiều thời gian của mình đã chọn lọc và đăng tải lên cho các bạn mẫu bài hoàn chỉnh này.

Các bạn nào đang gặp khó khăn về bài báo cáo thực tập, hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập trọn gói tại Hotrothuctap nhé, nhắn tin zalo để được hỗ trợ kịp thời.


1. Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp.

Quản lý tài chính doanh nghiệp là một môn khoa học quản lý nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định tài chính nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Khác với tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập và phân phối các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp (quan hệ tài chính) mang tính khách quan thì quản lý tài chính doanh nghiệp lại là một quá trình mang tính chủ quan của con người, cụ thể ở đây là những người làm công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp.

Nói cách khác, quản lý tài chính cũng như mọi quá trình quản lý khác, là một quá trình bao gồm từ việc xác định mục tiêu quản lý, phân tích,… , đưa ra các quyết định tài chính phù hợp với tình hình doanh nghiệp, đảm bảo cho các quyết định đó được thực hiện nhằm mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.

2. Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp.

Quản lý tài chính là một hoạt động mang tính trọng yếu của doanh nghiệp. Nó quyết định sự thành bại, sự phát triển của doanh nghiệp về cả chiều rộng và chiều sâu. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì vai trò của quản lý tài chính lại càng được khẳng định.
Nó có liên quan chặt chẽ tới mọi hoạt động khác trong doanh nghiệp. Quản lý tài chính tốt có thể hạn chế và khắc phục được điểm yếu ở những hoạt động khác của doanh nghiệp. Một quyết định tài chính thiếu cân nhắc có thể gây tổn thất không chỉ riêng cho doanh nghiệp mà còn cho nền kinh tế nói chung, vì thực tế doanh nghiệp không tồn tại riêng biệt mà là một mắt xích của nền kinh tế.

3. Các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì hoạt động tài chính về căn bản là giống nhau nên các nguyên tắc quản lý tài chính được áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp. Song mỗi doanh nghiệp là một thực thể khác nhau nên doanh nghiệp nào cũng có những đặc điểm riêng biệt vì thế khi áp dụng các nguyên tắc không nên quá máy móc mà cần phải gắn liền với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp.

3.1. Nguyên tắc tôn trọng pháp luật.

Mục tiêu cuối cùng của quản lý tài chính doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Một mặt, mục tiêu đó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các hoạt động của doanh nghiệp đồng thời tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, nó cũng có thể là động cơ khiến các doanh nghiệp sử dụng mọi biện pháp để thu lợi nhuận dù là biện pháp đó gây tổn hại tới lợi ích quốc gia hay lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp, tổ chức khác. Chính vì thế, bên cạnh sự tự điều tiết của nền kinh tế – “bàn tay vô hình” thì cũng cần có “bàn tay hữu hình” của Nhà nước can thiệp điều tiết thị trường với một mức độ hợp lý tuỳ thuộc vào mỗi nền kinh tế.

Thông qua các công cụ chủ yếu như pháp luật, chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả,… nhằm tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả mọi doanh nghiệp. Do vậy, nguyên tắc hàng đầu của quản lý tài chính doanh nghiệp là tôn trọng pháp luật. Muốn vậy nhà quản lý tài chính cần hiểu pháp luật để làm theo đồng thời có định hướng kinh doanh trong ngành lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi.

3.2. Nguyên tắc hạch toán kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp phải hướng tới và đạt cho được mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Mục tiêu này thống nhất với yêu cầu tối cao của nguyên tắc hạch toán kinh tế là lấy thu bù chi, có doanh lợi. Vì thế, nguyên tắc hạch toán kinh tế lúc này không chỉ là điều kiện để thực hiện mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nếu như doanh nghiệp không muốn bị phá sản.

3.3. Nguyên tắc giữ chữ “tín”.

Trong kinh doanh giữ chữ “tín” không chỉ là một tiêu chuẩn đạo đức mà còn là một nguyên tắc cần phải hết sức tuân thủ để tạo được mối quan hệ vững chắc với các chủ thể khác trong nền kinh tế đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc này, doanh nghiệp phải nghiêm túc tôn trọng và thực hiện các kỷ luật thanh toán, chi trả các hợp đồng kinh tế, các cam kết về góp vốn đầu tư, và phân chia lợi nhuận đồng thời cũng phải cảnh giác và có các biện pháp ngăn ngừa sự “bội tín” của các đối tác.

3.4. Nguyên tắc an toàn và hiệu quả.

Mức rủi ro và mức lợi nhuận thường tỷ lệ thuận với nhau trong các phương án đầu tư. Vì thế, công việc của các nhà quản lý tài chính là căn cứ vào các điều kiện hiện tại để đưa ra các quyết định đầu tư vừa hiệu quả vừa đảm bảo tính an toàn. Ngoài ra, để bảo đảm nguyên tắc an toàn thì các doanh nghiệp luôn phải thành lập các quỹ dự phòng, tham gia bảo hiểm hoặc có thể san sẻ rủi ro theo cách phát hành cổ phiếu (công ty cổ phần) vừa huy động vốn hiệu quả vừa đảm bảo an toàn cho nguồn vốn kinh doanh.

Trên đây là bốn nguyên tắc cơ bản cần được quán triệt và thực hiện trong quản lý tài chính doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp không chỉ ở hiện tại mà còn ở tương lai.

4. Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính doanh nghiệp.

4.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nào cũng tồn tại trong một môi trường kinh doanh nhất định, nó ảnh hưởng tới mọi hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh bao gồm cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước, hệ thống pháp luật, sự ổn định của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, các tiến bộ thành tựu của khoa học công nghệ…
Tất cả các yếu tố này đều tạo nên cả những cơ hội và những rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp vì thế mà nhiệm vụ của các nhà quản lý tài chính là làm thế để nắm được thời cơ và hạn chế các rủi ro này.

4.2. Đặc điểm sở hữu và hình thức pháp lý của doanh nghiệp.

Như đã nêu ra ở phần trên thì tồn tại rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau tuỳ theo đặc điểm sở hữu và hình thức pháp lý của doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì mục tiêu kinh doanh khác nhau, cơ cấu nguồn vốn tài sản, hình thức huy động vốn cũng khác nhau, việc phân phối lợi nhuận cũng khác nhau … tức là công tác quản lý tài chính cũng sẽ phải khác nhau đối với từng loại hình doanh nghiệp.
Chính vì thế, đặc điểm sở hữu và hình thức pháp lý của doanh nghiệp là một yếu tố ảnh hưởng khá lớn tới quá trình quản lý tài chính của doanh nghiệp.

4.3. Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ nhất là quy mô và hình thức kinh doanh. Quy mô kinh doanh có ảnh hưởng tới quy mô của nguồn vốn kinh doanh, khả năng huy động vốn. Hình thức kinh doanh là chuyên doanh hay tổng hợp sẽ ảnh hưởng tới khả năng linh hoạt trong việc đổi mới công nghệ, mặt hàng kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường và sự phát triển chung của nền kinh tế.

Thứ hai là đặc điểm lĩnh vực kinh doanh. Điều này ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp, tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh và nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thương mại thì thường có vốn và tốc độ luân chuyển của vốn lớn hơn là một doanh nghiệp sản xuất. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thường cần vốn lớn hơn so với những doanh nghiệp khác.

Thứ ba là đặc điểm thời vụ và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh càng ngắn thì lượng vốn lưu động càng nhỏ, ít biến động tạo thuận lợi cho việc cân đối thu và chi cũng như việc đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài và hoạt động mang tính thời vụ thì lượng vốn lưu động cần cũng lớn hơn và thường biến động nên gây khó khăn cho việc đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn kinh doanh.


Trên đây là mẫu bài Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì? Vai trò và nguyên tắc, có thể mẫu bài trên đây chưa đủ đáp ứng các bạn, hãy liên hệ zalo để mình gửi thêm cho các bạn các bài mẫu hay tương tự nữa nhé. Hoặc nếu bạn nào có nhu cầu viết thuê báo cáo thực tập trọn gói hãy nhắn tin qua zalo cho Hotrthuctap để được hỗ trợ kịp thời nhé.

LƯU Ý: CÁC BẠN NÀO ĐÃ ĐỌC QUA ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ, VÀ CẢM THẤY PHÙ HỢP, MUỐN TẢI NGUYÊN BÀI, THÌ HÃY NHẮN TIN QUA ZALO CHO HOTROTHUCTAP.COM GỬI FULL FILE NÀY QUA CHO CÁC BẠN NHÉ.

Contact Me on Zalo