Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn 3 sao

Rate this post

Dưới đây là mẫu Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn 3 sao dùng trong các bài báo cáo thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp phù hợp cho các bạn sinh viên đang làm đề tài Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn 3 sao. Hy vọng mẫu cơ sở lý thuyết dưới đây giúp cho các bạn sinh viên có thêm được tài liệu bổ ích khi làm bài.

Trong quá trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp nếu các bạn không có thời gian hoàn thành, không có công ty thực tập các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập để được hỗ trợ Số điện thoại/zalo/0934573149


1.Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn

Chức năng cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn

• Bán và cung cấp các loại dịch vụ như: phòng ở, nhà hàng,phòng họp, tiệc, Spa…
• Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh và tổ chức mọi hoạt động sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
• Chấp hành đúng quy định của công ty chủ quản và nhà nước đề ra như: tuân thủ các quy tắc trong nhà hàng – khách sạn, phòng chống cháy nổ, thực hiện an toàn lao động…

Nhiệm vụcơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn

• Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm, cơ sở vật chất để đạt tối đa hiệu quả kinh doanh.
• Luôn đáp ứng nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi và thư giãn của khách hàng, mang tới sự hài lòng nhất cho khách hàng.
• Tổ chức huấn luyện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề, trình độ tiếng anh giao tiếp cũng như chuyên ngành cho nhân viên.
• Không ngừng cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong Khách Sạn, lắng nghe và giải quyết các vấn đề thắc mắc của nhân viên nhằm góp phần tăng hiệu quả lao động cũng như tiếp thu những ý kiến sáng tạo.(cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn)
• Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao và đề ra.

Sơ đồ Cơ cấu tổ chức ở khách sạn Nhật Hạ 3

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn

2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban (cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn)

• Giám Đốc
– Là người đứng đầu khách sạn, chịu trách nhiệm về quản lý, điều hành chung, nhờ sự tham mưu, trợ giúp của các phòng chức năng để đề ra các chiến lược kinh doanh.
– Hoạch định các chính sách của khách sạn để nguồn lực đạt hiệu quả cao.Tổ chức bộ máy quản trị, nhân sự, tổ chức công việc.
– Đề ra các quy định, điều lệ của khách sạn, giám sát công việc một cách chặt chẽ và kịp thời khắc phục những sai sót.
• Bộ Phận Lễ Tân
– Nhiệm vụ quan trọng của bộ phận lễ tân trong khách sạn là bán dịch vụ buồng của khách sạn cho khách. Thông thường các nhân viên của bộ phận lễ tân phải tham gia vào việc đưa ra các dự báo về tình hình đặt buồng của khách sạn trong những giai đoạn nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu và dự báo đó, bộ phận lễ tân có thể tham gia vào việc kiến nghị mức giá cho thuê buồng tại các thời điểm nhất định và thúc đẩy việc kinh doanh buồng của khách sạn một cách có hiệu quả.(cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn)
– Bộ phận lễ tân cũng phải thực hiện chức năng “liên hiệp và phối hợp trong khách sạn”. Thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với khách, bộ phận này có nhiệm vụ thông tin cho các bộ phận trong khách sạn mọi vấn đề về yêu cầu, đòi hòi và phản hồi của khách, giúp đỡ các bộ phận khác có thể thực hiện phục vụ, thỏa mãn nhu cầu của khách một cách tốt nhất.
– Ngoài ra, bộ phận lễ tân còn đảm nhiệm các nhiệm vụ như:
 Làm thủ tục nhận buồng khi khách đến khách sạn.
 Đảm bảo duy trì thông tin chính xác về tình trạng buồng.
 Bố trí buồng (loại buồng, buồng dành cho khách hút thuốc/ không hút thuốc, khách có những yêu cầu đặc biệt khác…).
 Cung cấp dịch vụ thông tin cho khác.
 Giải đáp thắc mắc cho khách.
 Hướng dẫn khách (một cách thích hợp).
 Nhận yêu cầu đặt buồng.
 Làm thủ tục trả buồng cho khách.
 Phục vụ các yêu cầu về dịch vụ vận chuyển, đăng ký vé máy bay, gọi taxi…
 Giải quyết các phàn nàn của khách.

• Bộ Phận Buồng
– Chịu trách nhiệm về vệ sinh trong khách sạn: buồng khách, khu nhà hàng, khu hội họp, khu sảnh…
– Thường xuyên kiểm tra tình hình các trang thiết bị tiện nghi trong buồng để báo cáo cho bộ phận kỹ thuật sửa chữa, kiểm tra và thay thế các đồ dùng bổ sung của khách như: Bàn chải đánh răng, khăn tắm, xà phòng, ga trải giường, nước uống…
– Lên kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì các phòng hội họp, nhà hàng, khu vực sảnh…theo định kỳ, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
– Kiểm tra, kiểm soát về chi tiêu cho bộ phận: hóa chất vệ sinh, dụng cụ vệ sinh, hàng vải, chi tiêu cho trang trí hoa.
– Thường xuyên liên lạc về tình trạng buồng cho bộ phận lễ tân để bán buồng và kiểm soát tình trạng các buồng.
– Lên lịch làm việc và quản lý số lượng nhân viên trong bộ phận.
– Ngoài ra nhân viên còn đảm nhận một số công việc để phục vụ khách như: Giặt, ủi,…
• Bộ Phận Nhà Hàng – Bar
– Xây dựng thực đơn cho khách, xác định khẩu phần ăn thích hợp với giá bán.
– Đảm bảo chất lượng phục vụ đạt tiêu chuẩn, cung cấp các bữa ăn cho khách hàng.
– Có trách nhiệm tổ chức các loại hình tiệc, hội nghị có chất lượng cao.
– Đề ra các kế hoạch, chương trình ẩm thực phù hợp thời điểm và tình hình kinh doanh chung của khách sạn.
– Các món ăn được tạo ra không chỉ đẹp mà còn phải đảm bảo chất lượng, ngon, lạ, phong phú đáp ứng các nhu cầu khác nhau mà giá cả phải thật hợp lý.
• Bộ Phận Kỹ Thuật
– Thực hiện toàn bộ công việc về bảo dưỡng, sửa chữa các loại tài sản, thiết bị lao động, hệ thống điện nước, điều hòa không khí… lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị theo định kì.
– Thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị, tài sản của khách sạn, thực hiện bảo dưỡng các trang thiết bị luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.(cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn)

• Bộ Phận Bảo Vệ
– Bảo vệ an toàn về người và tài sản của khách cũng như khách sạn.
– Đề ra các quy định và các biện pháp an toàn đạt hiệu quả, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra làm mất an ninh trong khách sạn, có phương an phòng cháy chữa cháy, bố trí ca kíp vào vị trí làm việc đảm bảo 24/24 giờ đối với người làm nhiệm vụ.
– Quản lí thời gian ra vào của nhân viên khách sạn.

• Phòng Tài Chính Kế Toán
– Chịu trách nhiệm về các vấn đề thu mua, thanh toán, thu thập thông tin, lưu trữ dữ liệu, hồ sơ hay các sổ sách chứng từ có liên quan, viết các bản báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình hoạt động của khách sạn.
– Thực hiện báo cáo định kì cho giám đốc về những thống kê kế toán chính xác
– Có trách nhiệm ghi kế hoạch, lập hoạch toán kinh tế, kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm chi phí, kịp thời phản ánh những khó khăn, thiếu sót cho lãnh đạo để có biện pháp xử lý thích hợp. (cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn)
• Phòng Tổ Chức Hành Chính
– Giải quyết mọi vấn đề liên quan đến nhân sự, tuyển dụng, sa thải, khen thưởng, kỷ luật nhân viên.
– Giải quyết các công việc liên quan đến công văn, giấy tờ, hợp đồng mua bán.
– Tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu của nhân viên.
– Cung cấp nguồn nhân lực cho khách sạn.
• Bộ Phận Tiếp Thị Kinh Doanh
– Tìm kiếm thị trường khách mới, phát triển thị trường khách cũ của khách sạn.
– Đưa ra các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, chiêu thị, các chương trình đặc biệt vào các ngày lễ.


Trên đây là mẫu Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn 3 sao được tham khảo từ báo báo cáo tốt nghiệp điểm cao các bạn có thể dùng tham khảo khi viết bài tốt nghiệp của mình nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình thực tập và làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói công ty Số điện thoại/zalo 0934573149

Contact Me on Zalo