Tranh chấp kinh doanh thương mại là gì? Các phương thức giải quyết

Rate this post

Hello, chào các bạn sinh viên, ở bài viết này mình xin gửi tới các bạn mẫu bài Tranh chấp kinh doanh thương mại là gì? Các phương thức giải quyết, với mong muốn gửi đến các bạn mẫu tài liệu liên quan và bổ ích, Hotrothuctap đã dành nhiều thời gian của mình đã chọn lọc và đăng tải lên cho các bạn mẫu bài hoàn chỉnh này.

Các bạn nào đang gặp khó khăn về bài báo cáo thực tập, hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập trọn gói tại Hotrothuctap nhé, nhắn tin zalo để được hỗ trợ kịp thời.


1. Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại

1.1. Khái niệm kinh doanh thương mại

Nhờ sự phát triển và cải cách kinh tế trong thời gian vừa qua mà nước ta đã có những sự phát triển vượt bậc trong nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta phát triển đa dạng, trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, trong đó kinh doanh, thương mại là một lĩnh vực đóng vai trò, ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế .
Kinh tế phát triển, nhu cầu của con người càng ngày càng tăng cao, thúc đẩy việc kinh doanh, mua bán trên thị trường. Từ đó thúc đầy sự phát triển mở rộng quy mô và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, thương mại ở nước ta .

Nhắc đến thương mại là nhắc đến hành vi mua bán. Từ đó có thể hiểu một cách đơn giản nhất đó là kinh doanh, thương mại là một lĩnh vực kinh tế mà các tổ chức, cá nhân đầu tư công sức, tiền bạc, thời gian bằng hành vi sản xuất, đầu tư, trao đổi, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ để tìm kiếm lợi nhuận .
Theo Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.”

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Khái niệm “Kinh doanh” theo Luật Doanh nghiệp 2014 và khái niệm “Thương mại” theo Luật Thương mại 2005 về cơ bản là tương thích với nhau và cũng phù hợp với khái niệm thương mại theo Luật mẫu về thương mại của UNCITRAL . Khái niệm kinh doanh, thương mại được phát triển ngày càng mở rộng trên nhiều ngành nghề giúp thúc đẩy sản xuất, kích thích đầu tư, tăng cường hoạt động mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phù hợp với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay .

1.2. Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại

Tranh chấp kinh doanh, thương mại là một khái niệm, thuật ngữ không xa lạ gì đối với cộng đồng các doanh nghiệp. Thuật ngữ này xuất hiện một cách phổ biến trong quá trình hợp tác, kinh doanh của các doanh nghiệp .
Luật Thương mại năm 1997 lần đầu tiên quy định về khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại. Theo luật này, những tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà có một bên hoặc đồng thời cả hai bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng được coi là tranh chấp kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên, khái niệm “hoạt động thương mại” lại chưa được quy định một cách đầy đủ trong luật này so với luật quốc tế .

Luật Thương mại 2005 đã đưa ra định nghĩa về hoặt động thương mại có phần cụ thể hơn trước đây: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đich sinh lợi khác” (Khoản 1 Điều 3) nhưng lại không đưa ra khái niệm về tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ra đời đã liệt kê các trường hợp tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 30) và các trường hợp tranh chấp kinh doanh, thương mại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 31) nhưng khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại cũng chưa được làm rõ ở Bộ luật này.

Như vậy, dựa theo định nghĩa về hoạt động thương mại được quy định trong Luật Thương mại 2005 và các trường hợp tranh chấp kinh doanh, thương mại được liệt kê trong các điều khoản của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì có thể định nghĩa tranh chấp kinh doanh, thương mại là: “Tranh chấp kinh doanh, thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, thương mại” .

1.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại được hiểu là tất cả các cách thức, hành vi, biện pháp với mục đích chủ yếu là điều chỉnh mối quan hệ của các bên trong tranh chấp kinh doanh, thương mại, giải quyết, chấm dứt mâu thuẫn, bất đồng, xung đột phát sinh trong quá trình các bên thực hiện nghĩa vụ của mình; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tranh chấp, đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, góp phần thiết lập sự công bằng trong kinh doanh, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội.
Hiện nay pháp luật nước ta quy định có 4 phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến: Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài và Tòa án . Trong đó, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án là tiêu biểu và được biết đến hơn cả. Bởi vì Tòa án là một cơ quan Nhà nước thực hiện quyền tư pháp tiến hành giải quyết tranh chấp theo quá trình, thủ tục tố tụng chặt chẽ, nghiệm ngặt theo quy định của pháp luật; và bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước .

Thương lượng:
Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại được tiến hành giữa các bên (hoặc đại diện của các bên) tranh chấp để cùng tìm ra và đi đến những thỏa thuận thống nhất thông qua việc cùng nhau bàn bạc, thảo luận bằng những giải pháp phù hợp với tất cả các bên nhằm chấm dứt những tranh chấp trong hoạt động kinh doanh.

 Hòa giải:
Hòa giải- cách thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại mà với sự góp mặt của bên thứ ba giữ vai trò trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm giúp cho các bên giải quyết những bất đồng, xung đột và thống nhất đi đến giải pháp giải quyết vụ tranh chấp, loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng trọng tài:
Trọng tài là một phương thức với mục đích giải quyết tranh chấp thông qua các Trung tâm trọng tài và Trọng tài viên. Trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp với vai trò là bên thứ ba độc lập với hai bên tranh chấp nhằm giải quyết mâu thuẫn, chấm dứt xung đột, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên; và phán quyết của trọng tài được các bên đảm bảo thi hành theo quy định của pháp luật .

Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án:
Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại được thực hiện tại Tòa án – cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước là Tòa án theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Tòa án giải quyết các tranh chấp trên cơ sở các quy định của pháp luật. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, được tiến hành xét xử công khai và bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.

1.4. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là những quy chuẩn, chuẩn tắc, điều cơ bản được đặt ra để các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp tuân theo khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp và những nguyên tắc này không trái với quy định của pháp luật. Trong hoạt động kinh doanh, thương mại, các bên phải tuân thủ một số nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhất định để đảm bảo quyền tự do, tự chủ, bình đẳng theo quy định pháp luật .

Dựa trên cơ sở tự do và tự chủ trong kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật, việc giải quyết tranh chấp phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Nguyên tắc tự định đoạt: Bản chất của hoạt động kinh doanh, thương mại là các bên được tự do thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp, các bên cũng có quyền được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp được cho là phù hợp, có lợi nhất như tự đàm phán, thương lượng với nhau, hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba như hòa giải,trọng tài, hoặc là thông qua quá trình xét xử tại Tòa án.

Nếu các bên lựa chọn giải quyết bằng tố tụng thì các bên được quyền thuê luật sư hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Ngoài ra các bên còn có quyền quyết định tham gia hòa giải hay không. Trong quá trình hòa giải các bên có thể thỏa thuận lại một số nội dung, thay đổi cam kết hoặc là có thể rút đơn kiện theo nếu như vấn đề đã được giải quyết.

– Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật đối với các bên khi xảy ra tranh chấp kinh doanh, thương mại. Mọi các nhân, tổ chức đều được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng, xét xử công bằng mà không phụ thuộc vào xuất thân, gia cảnh, quan hệ xã hội.
– Nguyên tắc hoà giải: Trước khi đưa vụ án tranh chấp ra xét xử tại cơ quan tài phán – Tòa án thì các bên phải tiến hành tự thương lượng, hòa giải, nếu các bên đều thống nhất được các thỏa thuận trong quá trình hòa giải thì sẽ được lập biên bản hòa giải thành và công nhận sự thỏa thuận, còn trong trường hợp không hòa giải được thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.

– Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo hạn chế gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh: Hoạt động kinh doanh là một quá trình sản xuất, đầu tư, buôn bán, cung ứng dịch vụ, được diễn ra theo chu trình khép kín, liên tục theo giai đoạn. Quy trình này nếu bị gián đoạn sẽ dẫn đến ảnh hưởng toàn bộ quá trình kinh doanh, gây hậu quả nghiêm trọng đến việc hợp tác, làm ăn của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác. Vì thế giải quyết tranh chấp cần phải nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả để các bên không những giải quyết, chấm dứt được xung đột mà còn có thể đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp còn cần phải đáp ứng một số lợi ích cho doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, khi vụ án tranh chấp được đưa ra giải quyết thì trước hết sẽ tốn thời gian và tiền bạc. Quá trình giải quyết tranh chấp càng lâu, càng kéo dài thì chi phí giải quyết sẽ càng tăng, từ đó giảm doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, để giải quyết mâu thuẫn và không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh các bên nên cân nhắc lựa chọn cách giải quyết tranh chấp với chi phí thấp nhất, nhưng vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả tốt, chấm dứt được xung đột. Các cơ quan giải quyết tranh chấp cũng nên có những quy định phù hợp với hoàn cảnh của doanh nghiệp để có thể đảm bảo việc giải quyết tranh chấp và phát triển nền kinh tế.

Thứ hai, uy tín trong kinh doanh là một trong những vấn đề lưu tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Ngoài ra uy tín còn khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường, là thành quả của suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy bảo vệ uy tín của doanh nghiệp trong khi giải quyết tranh chấp là rất quan trọng. Các bên khi giải quyết tranh chấp không được dùng thủ đoạn hay đưa thông tin noài phạm vi tranh chấp để hạ uy tín của đối phương trước mắt cơ quan giải quyết và trên thương trường, gây ảnh hưởng tiêu cực và hậu quả nghiêm trọng đến hình ảnh, danh dự, việc kinh doanh, hợp tác của đối phương.

Thứ ba, để thành công trong kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều nắm trong tay bí bí mật kinh doanh riêng không thể tiết lộ. Khi xảy ra mâu thuẫn trong hoạt động kinh doanh, ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế trong quá trình giải quyết tranh chấp phải bảo đảm các yếu tố bí mật trong kinh doanh của các bên.
Trong nền kinh tế, có nhiều phương thức và loại hình giải quyết tranh chấp khác nhau, nhưng tất cả các phương thức đó đều cùng chung mục đích là nhằm hướng đến giải quyết mấu thuẫn, xung đột một cách nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả nhất, triệt để nhất nhưng vẫn phải đảm bảo quyền lợi, lợi ích chung hợp pháp của các bên.


Trên đây là mẫu bài Tranh chấp kinh doanh thương mại là gì? Các phương thức giải quyết, có thể mẫu bài trên đây chưa đủ đáp ứng các bạn, hãy liên hệ zalo để mình gửi thêm cho các bạn các bài mẫu hay tương tự nữa nhé. Hoặc nếu bạn nào có nhu cầu viết thuê báo cáo thực tập trọn gói hãy nhắn tin qua zalo cho Hotrthuctap để được hỗ trợ kịp thời nhé.

LƯU Ý: CÁC BẠN NÀO ĐÃ ĐỌC QUA ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ, VÀ CẢM THẤY PHÙ HỢP, MUỐN TẢI NGUYÊN BÀI, THÌ HÃY NHẮN TIN QUA ZALO CHO HOTROTHUCTAP.COM GỬI FULL FILE NÀY QUA CHO CÁC BẠN NHÉ.

Contact Me on Zalo