Bài viết này, Hotrothuctap.com sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu những câu hỏi: Xuất nhập khẩu là gì? Xuất nhập khẩu có vai trò gì? Phương thức nào để xuất khẩu? Hy vọng với những kiến thức này, Hotrothuctap.com giúp ích cho quá trình học tập của bạn
1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu
– Hoạt động xuất khẩu là hoạt động mà một nước bán dịch vụ và sản phẩm của họ cho một nước khác trên phạm vi quốc tế. Để công bằng, các nước sẽ quy đổi những sản phẩm này thành một vật trung gian để thanh toán. Và tiền tệ chính là hình thức thanh toán được các nước sử dụng. Ở đây tiền tệ có thể là ngoại tệ giữa một quốc gia hay hai quốc gia. Mục đích của việc này là khai thác được tối đa những lợi thế so sánh của các nước tham gia, đem lại lợi nhuận cho các nước đó để cùng nhau phát triển.
– Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến hàng hoá tư liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả hoạt động đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận cho các quốc gia tham gia.
– Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.
– Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể đước diễn ra trên phậm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
F Đối với nền kinh tế toàn cầu
– Hoạt động xuất khẩu góp phần làm , định hướng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sản xuất
– Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ quan trọng để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu
– Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế của đất nước
– Hoạt động xuất khẩu thúc đẩy mối quan hệ giữa các nước
– Hoạt động xuất khẩu tích cực làm đổi mới trang thiết bị, khoa học và công nghệ sản xuất
F Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia
– Xuất khẩu là một trong những yếu tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
– Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng định và chỉ rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển (như Việt Nam) đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ. Do vậy câu hỏi đặt ra làm thế nào để có vốn và công nghệ
+ Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng nghèo làn lạc hậu chận phát triển. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến.
Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu một nước có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính như sau:
Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ
Thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ thu ngoại tệ trong nước
Thu từ hoạt động xuất khẩu
Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được, song việc huy động chúng không phải rễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này, các nước đi vay phải chịu thiệt thòi, phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này.
Bởi vì vậy xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn rất quan trọng nhất. Xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu. ở một số nước một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếu tiềm năng về vốn do đó họ cho nguồn vốn ở bên ngoài là chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng sản xuất và xuất khẩu –nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực.
+ Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.
Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy xuất khẩu. Nó thể hiện:
Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Điều này có thể thông qua ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như bông, kéo sợi, nhuộm, tẩy…sẽ có điều kiện phát triển.
xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phầnổn định sản xuất, tạo lợi thế nhờ quy mô.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia. Nó cho phép một quốc gia có rthể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lương lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó thậm chí cả những mặt hàng mà họ không có khả năng sản xuất được.
Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong nền kinh tế hiện đại mang tính toàn cầu hoá như ngày nay, mỗi loại sản phẩm người ta nghiên cứu thử nghiệm ở nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ 5. Như vậy, hàng hoá sản xuất ra ở mỗi quốc gia và tiêu thụ ở một quốc gia cho thấy sự tác động ngược trở lại của chuyên môn hoá tới xuất khẩu.
Với đặc điêm quan trọng là tiền tệ sản xuất sử dụng làm phương tiện thanh toán, xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia. Đặc biệt với các nước đang phát triển đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà về cung cấp ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu ngay càng đa dạng và phong phú của nhân dân.
+ Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.
Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hề kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… ngược lại sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
Có thể nói xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung sẽ dẫn tới những sự thay đổi trong sinh hoạt tiêu dùng hàng hoá của nền kinh tế bằng hai cách:
Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng nhiều hơn với số hàng hoá được sản xuất ra.
Kéo theo sự thay đổi có lợi cho phù hợp với các đặc điểm của sản xuất
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của xuất khẩu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau.
Xem thêm:
F Đối với các doanh nghiệp
– Cùng với sự bùng nổi của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình.
– Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp không chỉ được các khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài.
– Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển.
– Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.
– Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một sản phẩm.
– Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực.
– Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được thu hút được nhiều lao động bán ra thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm lợi nhuận.
– Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
3. Hình thức và phương thức xuất khẩu
F Hình thức xuất khẩu
– Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đáng chú ý, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc đã mang lại thuận lợi cho ngành gỗ của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng mạnh. Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ tiếp tục được duy trì trong bối cảnh tranh chấp thương mại giữa hai quốc gia này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
– Thay vì sản xuất đại trà rồi đem bán như trước đây, hợp tác xã đang tự tìm gặp các nhà phân phối đặt vấn đề, đưa sản phẩm cho họ xem và tổ chức sản xuất phù hợp. Việc làm này tuy mất thời gian, nhưng hàng hóa sản xuất đảm bảo chắc chắn được đầu ra và có giá thành tốt hơn. Cùng chung quan điểm này, không ít doanh nghiệp cũng tích cực ủng hộ phương án xuất khẩu thông qua hệ thống phân phối nước ngoài.
F Phương thức xuất khẩu
– Căn cứ vào điều kiện xuất khẩu gỗ.
– Tiến hành các thủ tục xuất khẩu gỗ. Ví dụ như:
+ Hồ sơ kiểm dịch thực vật
+ Hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu
+ Các thủ tục xuất khẩu gỗ của hải quan. Thủ tục xuất khẩu gỗ Việt Nam:
Căn cứ Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu quy định tại Phụ lục I và Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ tại Phụ lục II Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ thì mặt hàng sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng không thuộc các danh mục nêu trên nên doanh nghiệp có thể xuất khẩu mà không cần xin giấy phép.
Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2015 thay thế các điều Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản):
“Điều 17. Lâm sản sau chế biến
- Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ rừng tự nhiên trong nước của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
- Lâm sản sau chế biến từ gỗ nhập khẩu, gỗ sau xử lý tịch thu:
- a) Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ nhập khẩu, gỗ sau xử lý tịch thu của tổ chức quy định tại điểm a, Khoản 4, Điều 26 của Thông tư này xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản.
- b) Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ nhập khẩu, gỗ sau xử lý tịch thu của tổ chức quy định tại điểm b, Khoản 4, Điều 26 của Thông tư này xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
- Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ rừng tự nhiên trong nước, gỗ nhập khẩu, gỗ sau xử lý tịch thu của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
- Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán.
- a) Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản.
- b) Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản.
- Hồ sơ lâm sản ngoài gỗ sau chế biến
- a) Hồ sơ lâm sản ngoài gỗ sau chế biến của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản.
- b) Hồ sơ lâm sản ngoài gỗ sau chế biến của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản.”
– Gỗ không thể vận chuyển qua đường hàng không do đây là nguyên liệu có trọng lượng nặng, hình dáng cồng kềnh. Phương pháp tối ưu nhất để vận chuyển mặt hàng gỗ là sử dụng đường biển để tiết kiệm chi phí. Đồng thời, vì Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài và rộng nên vì thế mà từ lâu vận tải đường biển đã phát triển vượt trội. Thông thường, khi vận chuyển gỗ bằng đường biển sẽ dung tàu rời hoặc các container.
– Các loại tàu và container dùng để chuyên chở mặt hàng gỗ Việt Nam xuất khẩu:
+ Tàu rời: loại tàu này cần có kết cấu khoẻ và ổn định vì như đã nói ở trên, gỗ là mặt hàng nặng và cồng kềnh. Tàu cần có kết cấu phù hợp để chằng buộc gỗ trên boong tày và trong hầm tàu. Đối với các mặt hàng gỗ nhỏ cần dung những dây đai polyester để buộc tất cả lại thành một khối.
+ Container: Trước khi xếp vào container, gỗ cần được xếp thành hình hộp vuông. Chiều dài gỗ cần phù hợp với chiều dài container, dung dây đai composite để chằng buộc. Phía dưới sàn lót pallet để chống ẩm không cho gỗ bị ẩm mốc, đồng thời giúp cho việc chằng buộc sản phẩm gỗ dễ dàng hơn. Thùng hàng gỗ cần được đóng thành kiện để chúng cứng cáp hơn, khó bị đổ vỡ.
Với bài viết này, chắc các bạn đã củng cố được kiến thức về ngành Xuất nhập khẩu. Nếu như có những điều nào còn thắc mắc hoặc bạn gặp phải khó khăn với bài chuyên đề tốt nghiệp của mình. Liên hệ ngay Zalo 0917 193 864 để được tư vấn thêm hoặc hướng dẫn chi tiết Dịch vụ viết thuê chuyên đề tốt nghiệp.