Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thuốc bảo vệ thực vật

Rate this post

Chia sẻ cách làm đề tài Mẫu Báo cáo thực tập Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thuốc bảo vệ thực vật – báo cáo thực tập theo mẫu của trường Viện Đại học Mở Hà Nội – Hệ từ xa, TOPICA,  các bạn học EHOU theo dõi thêm các bài khác nhé, phía dưới bài viết các bạn có thể DOWNLOAD tham khảo cho đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình.

CHÚ Ý: Đây là lời Mẫu Báo cáo thực tập Lập dự án Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thuốc bảo vệ thực vật  của Viện Đại học Mở Hà Nội Hệ Từ Xa  TOPICA  – các anh chị tham khảo cho bài làm của mình thôi nhé, Không nên sử dụng lại hoàn toàn tại vì cũng có nhiều người tải về nên khả năng trùng lặp rất cao, đã có trường hợp bài bị loại ạ.

Để bài làm chất lượng nhất và không bị trùng lặp, các anh chị tham khảo Dịch vụ Viết thuê chuyên đề  thực tập của em qua bài viết:hoặc nhắn nhanh qua SDT/ZALO ==>  https://zalo.me/0917193864

LỜI MỞ ĐẦU DỰ ÁN Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thuốc bảo vệ thực vật

1. Tính cấp thiết của đề tài  Kế Hoạch Kinh Doanh Thuốc bảo vệ thực vật

Như chúng ta đã biết, ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Việc gia nhập vào tổ chức WTO đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam vô vàn cơ hội để phát triển. Thế nhưng, bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Cụ thể là nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài với thế mạnh về vốn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt đang đòi hỏi các doanh nghiệp cần hoạt động chuyên nghiệp và bài bản hơn. Rõ ràng, để có thể tồn tại và vươn lên thì các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bởi vì nếu hoạt động kinh doanh không có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng thì các doanh nghiệp không thể lường trước được những biến cố có thể xảy ra trong một môi trường đầy biến động như hiện nay. Đều này đặc biệt quan trọng đối với Công ty TNHH Nông nghiệp Hoàng Minh – Công ty trẻ mới thành lập năm 2014.

Hiện nay, thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật luôn có những biến động mạnh về giá cả, cung cầu và chất lượng sản phẩm. Gia Lai là tỉnh có tỷ trọng ngành nông nghiệp lớn nên nhu cầu sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật rất cao, đây là cơ hội cũng là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Những năm gần đây, các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả tràn lan trên thị trường, gây thiệt hại lớn và tâm lý hoang mang cho người nông dân. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phải lập cho mình kế hoạch cụ thể trong từng hoạt động, từng bước đi để có thể kịp thời ứng phó và phát triển khi có những biến động xảy ra. Qua quá trình nghiên cứu, thực tập tại Công ty TNHH Nông nghiệp Hoàng Minh, em nhận thấy Công ty đã kinh doanh rất tốt trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (bằng chứng là kết quả kinh doanh đều tăng qua các năm) nhưng công ty  chưa có những kế hoạch kinh doanh cụ thể để mở rộng sản xuất và tiêu thụ các sản phảm nông nghiệp sạch, chất lượng cao.Vì lý do đó, em xây dựng báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng Kế hoạch kinh doanh của Công ty TNHH Nông nghiệp Hoàng Minh đến năm 2023” nhằm mục đích đề xuất những ý tưởng mới với mong muốn có thể góp phần xây dựng Công ty TNHH Nông nghiệp Hoàng Minh ngày càng lớn mạnh và thành công hơn nữa.

2. Mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu Kế Hoạch Kinh Doanh Thuốc bảo vệ thực vật

– Mục tiêu chung: Thông qua đề tài này, em được áp dụng những kiến thức đã học để xây dựng một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, điều đó không chỉ giúp em nắm vững kiến thức mà sẽ rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn quý báu để làm việc hiệu quả hơn. Cũng thông qua đề tài này sẽ giúp em hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp hệ Đại học, ngành Quản trị Kinh doanh của Chương trình Cử nhân trực tuyến HOU – TOPICA. Với mục tiêu đó em Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2023 cho mặt hàng chủ lực là phân bón, thuốc bảo vệ thực thực vật. Dự kiến các kết quả hoạt động mà công ty có thể đạt được đến năm 2023. Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đưa ra các ý tưởng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty nhằm gia tăng lợi nhuận.

– Mục tiêu cụ thể:

+ Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động của xí nghiệp từ khâu nhập hàng đầu vào, lưu trữ và cung ứng sản phẩm ra thị trường

+ Mục tiêu 2: Phân tích môi trường kinh doanh công ty đang hoạt động

+Mục tiêu 3: Xây dựng kế hoạch bộ phận bao gồm: kế hoạch tiếp thị, sản xuất, nhân lực, tài chính đến năm 2025

+ Mục tiêu 4: Đề xuất các biện pháp thực hiện

2.2. Phạm vi nghiên cứu

– Không gian: Theo chị phần này thêm đến năm 2023 Vào cuối mỗi câu theo đăng ký đề tài

+ Kế hoạch kinh doanh bao gồm: kế hoạch tiếp thị, sản xuất, nhân sự, tài

chính.

+ Kế hoạch tiếp thị nhằm đưa ra cách thức, chính sách nhằm kích thích, thu

hút khách hàng mua sản phẩm.

+ Kế hoạch sản xuất: xây dựng các kế hoạch chi phí, xác định chi phí cần thiết cho sản xuất.

+ Kế hoạch nhân sự: xây dựng nguồn lực cho các bộ phận chức năng trong công ty.

+ Kế hoạch tài chính: dự toán thu chi bằng tiền mặt cho các hoạt động của công ty

– Thời gian: Kế hoạch kinh doanh lập cho công ty dựa trên số liệu thu thập qua 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017, kết hợp với phân tích các yếu tố bên ngoài công ty trong năm 2016, 2017 có tác động ảnh hưởng đến công ty. Từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh trong vòng 5 năm 2018-2023.

2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Kế Hoạch Kinh Doanh Thuốc bảo vệ thực vật

Đề tài thực tập tập trung nghiên cứu việc lập các kế hoạch tiếp thị, sản xuất, nhân sự, tài chính từ việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty TNHH Nông nghiệp Hoàng Minh.

3. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:

– Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp thu thập từ tham khảo các luận văn và báo cáo thực tập ngắn hạn của các sinh viên trước- Thu thập, tìm kiếm thông tin và số liệu từ các trang web và các tài liệu liên quan và phân tích tổng hợp dữ liệu để phân tích  và đánh giá những ảnh hưởng: môi trường vi mô, vĩ mô, phân đoạn thị trường, đối thủ cạnh tranh để lựa chọn chiến lược và lập kế hoạch phù hợp.

– Phương pháp phỏng vấn – trả lời: đặt câu hỏi và nhận câu trả lời trực tiếp từ

các anh chị ở các bộ phận của công ty, các đối tác và người nông dân trực tiếp sử dụng sản phẩm

– Phương pháp phân tích số liệu:

 Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích

bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở.

+ Phương pháp số tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu: so sánh giữa kết

quả thực hiện và kế hoạch về tình hình cung ứng sản phẩm và tình hình thu mua

nguyên liệu của xí nghiệp qua 3 năm 2006 – 2008. So sánh tình hình doanh thu,

chi phí, lợi nhuận, mua bán sản phẩm giữa năm 2007 – 2006, 2008 – 2007. So

sánh kết quả thực hiện kế hoạch so với những năm trước.

+ Phương pháp số tương đối là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân

tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh

lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lê tốc độ tăng trưởng. Bao gồm tỉ lệ % hoàn thành kế hoạch của việc thu mua gạo nguyên liệu và cung ứng gạo thành

phẩm.

–  Phân tích tình trạng, nhu cầu sử dụng và phân phối thuốc bảo vệ thực vật, phân bón tại các đại lý và người dân theo vùng từ việc khảo sát thực tế thông qua phiếu điều tra.

 Phương pháp dự báo: Dự báo khối lượng hàng bán trong năm 2009 lấy ý kiến của ban giám đốc công ty và tình hình hoạt động thực tế của xí nghiệp qua các năm để dự báo bán hàng, dự báo chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ trong kế hoạch.

– Phân tích nhu cầu khách hàng; Thu thập, tìm kiếm thông tin và phân tích tổng hợp; Vận dụng cơ sở lý thuyết các môn đã học. Cụ thể:

– Vận dụng cơ sở lý thuyết dựa trên các kiến thức của môn Quản trị Marketing, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Quản trị nhân sự, Khởi tạo doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh và các tài liệu khác có liên quan

4. Nguồn số liệu và dữ liệu nghiên cứu

Nguồn số liệu và dữ liệu nghiên cứu được thu thập dựa trên:

– Số liệu tự thu thập thực tế tại địa bàn nghiên cứu

– Giáo trình Topica và các giáo trình chuyên ngành có liên quan

– Tài liệu thu thập từ Internet.

5. Kết cấu của báo cáo

Kết cấu của báo cáo gồm Lời mở đầu, 5 chương và phần kết luận và kiến nghị. Cụ thể:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan

Chương 2: Kế hoạch Marketing

Chương 3: Kế hoạch tài chính

Chương 4: Kế hoạch nhân sự

Chương 5: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro

Kết luận và kiến nghị Kế Hoạch Kinh Doanh Thuốc bảo vệ thực vật

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh công ty Giấy Carton

  • MỤC LỤC
  • MỞ ĐẦU
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thuốc bảo vệ thực vật
  • 1.1. Giới thiệu về ý tưởng kinh doanh Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thuốc bảo vệ thực vật
  • 1.1.1. Nguồn gốc hình thành ý tưởng
  • 1.1.2. Cơ sở thực hiện ý tưởng
  • 1.1.3. Sự độc đáo, mới lạ của ý tưởng
  • 1.1.4. Sơ lược về tính khả thi của ý tưởng kinh doanh
  • 1.2. Các sản phẩm của doanh nghiệp
  • 1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp
  • CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH MARKETING Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thuốc bảo vệ thực vật
  • 2.1. Đánh giá công tác Marketing của doanh nghiệp
  • 2.1.1. Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp
  • 2.1.1.1. Môi trường marketing của doanh nghiệp
  • 2.1.1.2. Các mô hình phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp
  • 2.1.2. Thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trường
  • 2.1.2.1. Phân đoạn thị trường
  • 2.1.2.2. Xác định thị trường mục tiêu
  • 2.1.2.3. Định vị thị trường
  • 2.1.3. Mục tiêu marketing
  • 2.1.4. Chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing – mix)
  • 2.1.4.1. Chiến lược sản phẩm
  • 2.1.4.2. Chiến lược giá
  • 2.1.4.3 . Chiến lược phân phối
  • 2.1.4.4. Chiến lược xúc tiến bán (truyền thông marketing)
  • 2.2. Nội dung kế hoạch Marketing
  • 2.2.1. Tổng quan kế hoạch Marketing
  • 2.2.2. Phân tích môi trường
  • 2.2.2.1. Phân tích thị trường
  • 2.2.2.2. Phân tích SWOT
  • 2.2.3. Chiến lược Marketing
  • 2.2.3.1. Thị trường mục tiêu
  • 2.2.3.2. Định vị thị trường
  • 2.2.3.3. Chiến lược sản phẩm
  • 2.2.3.4. Chiến lược giá
  • 2.2.3.5. Chiến lược phân phối
  • 2.2.3.6. Chiến lược xúc tiến bán
  • CHƯƠNG 3 KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thuốc bảo vệ thực vật
  • 3.1 Đánh giá tài chính của doanh nghiệp
  • 3.1.1 Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận
  • Bảng 3.6: d:ự toán thu nhập năm thứ nhất
  • 3.2 Các báo cáo tài chính
  • 3.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • 3.2.2: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • 3.2.3: Bảng cân đối kế toán (bảng cân đối tài sản)
  • 3.3.Dòng tiền và giá trị hiện tại thuần
  • 3.4 Nội dung kế hoạch tài chính
  • HƯƠNG 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thuốc bảo vệ thực vật
  • 4.1. Giới thiệu về kế hoạch nhân sự
  • 4.1.1.Tiêu chuẩn tuyển dụng
  • 4.1.2 Công tác tuyển dụng nhân sự của công ty trải qua các bước
  • 4.2. Tình hình đãi ngộ nhân sự trong công ty
  • 4.2.1.Đãi ngộ vật chất
  • 4.2.2. Chính sách tiền lương
  • CHƯƠNG 5: DỰ PHÒNG RỦI RO
  • 5.1. Xác định các loại rủi ro
  • 5.2. Giải quyết rủi ro
  • KẾT LUẬN

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ Kế Hoạch Kinh Doanh Thuốc bảo vệ thực vật

1.1. Giới thiệu về ý tưởng kinh doanh Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thuốc bảo vệ thực vật

1.1.1. Nguồn gốc hình thành ý tưởng

Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đến nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thể hiện qua việc đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhờ vậy, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã có bước phát triển vượt bậc. Năm 2015, tốc độ tăng GDP ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 2,21%, bình quân giai đoạn 2011 – 2015 tăng 3,12%/năm, đạt mục tiêu Đại hội XI của Đảng và vượt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra (2,6 – 3%); giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước tăng 2,39%; bình quân giai đoạn 2011 – 2015 tăng khoảng 3,52%/năm. Năng suất lao động bình quân đạt 30 triệu đồng/lao động; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 30 tỷ USD, tăng 9 tỷ USD so với chỉ tiêu 21 tỷ USD đề ra. Sản xuất nông nghiệp phát triển, thu nhập của nông dân đã được cải thiện đáng kể. Về cơ bản, Việt Nam đã xóa được đói. Trong năm năm qua, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm bình quân 1,75%/năm; năm 2015, ước tỷ lệ hộ nghèo nông thôn (theo chuẩn nghèo mới) còn 9,3%, giảm 1,5% so với năm 2014 và ở các huyện nghèo 30a khoảng 30%. Đây cũng là một trong những thành tựu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

• Vai trò của sản xuất nông nghiệp

– Nông nghiệp sản xuất ra LT – TP đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người. Đối với cả nước (nói chung) và từng thành viên cụ thể (nói riêng), LT có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ có chính sách phù hợp và sự tiến bộ trong sản xuất mà nền nông nghiệp nước ta phát triển không ngừng, từ chỗ thiếu đói triển miên, đến nay không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước mà còn tham gia vào xuất khẩu với số lượng lớn. nông nghiệp còn có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày thông qua việc trồng các cây TP giàu đường, đạm, lipit cũng như việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.

– Nông nghiệp đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp CB’LT–TP: Các ngành công nghiệp CB’TP, đồ uống, dệt, giấy, đồ dùng bằng da,… đều sử dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp. Vì thế trong chừng mực nhất định, nông nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành CNCB’. Để đáp ứng cho nhu cầu của việc chế biến, các vùng chuyên canh đã được hình thành ở đồng bằng, TD-MN’ (2 vùng trọng điểm lúa; 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp; các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản).

– Nông nghiệp góp phần vào việc phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng các ngành kinh tế. Hiện nay, nông nghiệp vẫn chiếm trên 60,0% LĐXH. Khả năng thúc đẩy tái sản xuất mở rộng của ngành này thể hiện ở chỗ: nông nghiệp cung cấp lao động dư thừa cho các ngành nhờ vào việc áp dụng những tiến bộ của KH-KT (tất nhiên, đó là lao động thủ công, muốn sử dụng có hiệu quả, cần phải có chiến lược đào tạo). Mặt khác, việc đẩy mạnh nông nghiệp tạo điều kiện cho nhiều ngành cùng phát triển. Trong mối quan hệ đó, bản thân nông nghiệp lại là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm của hàng loạt các ngành kinh tế khác.

– Nông nghiệp sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu nhằm tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước. Năm 2002, trị giá hàng XK trong N – L – N đạt 5.011,7 triệu USD (chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), riêng hàng nông sản là 2.422,0 triệu USD. Gần đây, tỉ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu GDP có xu hướng giảm, nhưng giá trị tuyệt đối của ngành vẫn tăng liên tục (đây là một xu thế tất yếu, phản ánh trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội).

– Nông nghiệp giữ vị trí quan trọng trong nền KTQD do vai trò của nó đối với xã hội – nuôi sống con người là không thể thay thế được. Trong công cuộc CNH’ và HĐH’ đất nước, thì nông nghiệp được coi là đối tượng chủ yếu. Vì vậy, nông nghiệp sẽ được trang bị lại từ công cụ cho đến các phương tiện SX; Bằng việc mở mang các ngành nghề mới, hướng vào SX các nông phẩm hàng hóa. Bản thân nông nghiệp đang tự mình cải tạo và chuyển hướng SX, sử dụng lao động cho phù hợp với cơ chế thị trường, tạo ra bộ mặt mới cho từng vùng nông thôn của cả nước.

1.1.2. Cơ sở thực hiện ý tưởng

Với lượng khách hàng tiềm năng là hầu hết người dân ở khu vực Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng có thế mạnh là trồng cây công nghiệp, kết hợp xen canh cây lương thực…thì lĩnh vực kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là một thị trường màu mỡ. Tôi tin rằng, bằng việc cung cấp những sản phẩm uy tín, chất lượng cộng với phương pháp tư vấn, thăm khám vườn cây tỉ mỉ, trách nhiệm chắc chắn sẽ mang lại sự hài lòng với khách hàng, xây dựng được khách hàng thân thiết, gắn bó với doanh nghiệp. Từ đó, từng bước đưa công ty trở thành một địa chỉ tin cậy, có uy tín và thương hiệu trong lĩnh vực phân phối và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

1.1.3. Sự độc đáo và mới lạ của ý tưởng

Ngoài việc cung cấp các sản phẩm cho khách hàng là hệ thống các đại lý, kế hoạch kinh doanh của công ty còn có ý tưởng độc đáo và mới lạ là:

– Cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt, thân thiện với môi trường với giá cả cạnh tranh.

– Phân vùng đối tượng khách hàng theo lĩnh vực chuyên canh của từng địa phương để cung cấp các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón phù hợp theo từng thời gian phù hợp.

– Xây dựng hệ thống đại lý thân thiết, cung cấp hàng theo chiều sâu, có chiến lược lâu dài, sẽ trình bày cụ thể trong quá trình hoàn thiện bài tập.

– Với đội ngũ kỹ sư nông nghiệp có chuyên môn sâu, yêu nghề, tâm huyết sẽ tư vấn, thăm khám tận vườn cây và cung cấp loại thuốc, phân bón phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu để cây trông mang lại lợi ích tốt nhất cho người nông dân

1.1.4. Sơ lược về tính khả thi của ý tưởng kinh doanh

– Đối với khách hàng sỉ là hệ thống các đại lý thì luôn mong muốn được cung cấp các sẩn phẩm có chất lượng tốt, bao bì đẹp và giá cả cạnh tranh.

– Đối với khách hàng lẻ là người nông dân trực tiếp trồng trọt thì luôn mong muốn được tư vấn nhiệt tình; cung cấp thêm kiến thức về khoa học, kỹ thuật đối với cây trồng của họ; được quan tâm, chia sẻ những khó khăn trong quá trình chăm sóc vườn cây và đồng hành cùng họ suốt quá trình chăm sóc nhằm giúp cây trông mang lại hiệu quả tốt nhất

1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn:

– Trở thành một trong những đơn vị có thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực phân phối và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

– Phát triển bền vững, cùng chia sẻ lợi ích với khách hàng

Sứ mệnh:

– Góp phần giải quyết tình trạng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón giả tràn lan trên thị trường.

– Giải quyết nỗi bất an của các đại lý và người nông dân về các hàm lượng độc tố.

– Cung cấp những sản phẩm thật sự chất lượng với giá cả cạnh tranh.

– Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm trên vùng sản xuất nông nghiệp với mong muốn các thế hệ sau sẽ không bị ảnh hưởng bởi hậu quả về độc tố và những căn bệnh do sản xuất nông nghiệp gây ra.

– Góp phần thay đổi và nâng tầm sản phẩm cho nông sản Việt Nam.

1.3. Các sản phẩm kinh doanh của Kế Hoạch Kinh Doanh Thuốc bảo vệ thực vật

Sản phẩm kinh doanh chính là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật các loại:

– Phân bón: theo Nghị định của nhà nước về quản lý phân bón, Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Hiện tại, công ty đang phân phối các sản phẩm phân bón của các công ty: UDP 16-46-0 + TE, UDP 18-12-8 + TE, UDP Cọp vàng, UDP 17-17-8 + TE của Công ty Cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ Ngọc Tùng; Hero Ka, NPK 17-7-17 của Con Cò Pháp, Entec 20-10-10 của Công ty Bm; Vi lượng Trí Việt, TV Gold Super của Công ty Cổ phần thương mại Trí Việt; Ure, Kali của Công ty Phú Mỹ; SA nhật của Công ty Aromaco; NPK Đầu trâu 25.5.5; NPK Đầu trâu 25.5.6 của Công ty Phân bón Bình Điền, …

– Thuốc Bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng trong nông nghiệp để phòng chống các đối tượng gây hại cho cây trồng và nông sản trên đồng ruộng, vườn tược và kho tàng được gọi chung là thuốc bảo vệ thực vật. Hiện tại, công ty đang phân phối các sản phẩm thuốc Bảo vệ thực vật như: Antracol, Nativo, Regent, … của Công ty TNHH Bayer Việt Nam; Ridomil, Anvil, Tilt Super, … của công ty Sygenta; Tungvil, Ara-super, T-super new, Tungmazeb, Tungcydan, Kata,… của Công ty Ngọc Tùng; …

– Các sản phẩm nông nghiệp đang trong giai đoạn hình thành và lên kế hoạch thực hiện.

1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp

Mục tiêu:

– Trở thành một trong những đơn vị có thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực phân phối và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Phát triển bền vững, lợi nhuận ngày căng cao.

– Tổ chức các hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chuyển giao các biện pháp kỹ thuật, các phương pháp mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người sản xuất nông nghiệp

– Xuất nhập khẩu các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm nông nghiệp

– Là kênh phân phối giữa các công ty sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và người nông dân trực tiếp tiêu thụ sản phẩm.

Nhiệm vụ:

– Cung cấp cho khách hàng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo đúng tiêu chuẩn thỏa thuận với giá cả cạnh tranh; luôn luôn đổi mới, học tập và hoàn thiện để nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường.

-Ngày càng hoàn thiện hệ thống tổ chức; đào tạo lại cán bộ, công nhân viên có đủ trình độ và tay nghề để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ

– Khai thác các kênh thông tin và tăng cường công tác tiếp thị để mở rộng thị trường

– Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng kinh doanh các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chất lượng

– Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh

– Cải tiến thường xuyên hệ thống chất lượng

1.5. Các yếu tố quyết định thành công

– Khách hàng: Xác định được khách hàng tiềm năng, nhu cầu của khách hàng theo từng vung chuyên canh, thời vụ để cung cấp các sản phẩm phù hợp.

– Sản phẩm, giá cả: Thực hiện liên kết và hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước, ưu tiên các đối tác có uy tín, cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh trên thị trường để có thể thực hiện cung cấp, phân phối lại cho khách hàng với giá cả hợp lý.

– Phong cách phục vụ: Xác đinh khách hàng là yếu tố rất quan trọng, quyết định sự thành công của doanh nghiệp nên phải xây dựng đội ngũ nhân sự có phong cách chuyên nghiệp, có thai độ ân cần, nhiệt tình, có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, luôn thân thiện và có trách nhiệm để tạo được lòng tin và giữ được khách hàng gắn bó với doanh nghiệp.

– Dịch vụ sau bán hàng: Là yếu tố quan trọng để xây dựng lòng tin, sự uy tín của doanh nghiệp. Bởi vậy doanh nghiệp phải có trách nhiệm với những sản phẩm mình bán ra, công ty có trách nhiệm chăm sóc khách hàng bằng cách tương tác với khách hàng qua điện thoại hỏi thăm kết quả vườn cây sau khi sử dụng thuốc hoặc trực tiếp xuống thăm khám vườn cây. Trường hợp sản phẩm thuốc, phân bón gây ra thiệt hại cho người nông dân mà lỗi do nhà sản xuất công ty sẽ liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất để giải quyết; trường hợp lỗi do nhân viên của công ty thăm khám, kê loại thuốc, phân bón không phù hợp sẽ có hướng khắc phục và bồi thường thiệt hại theo thực tế.

– Sáng tạo và đổi mới: Luôn sáng tạo và đổi mới không ngừng để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, từ đó mang lại lợi ích cho khách hàng cũng như lợi nhuận cho công ty.

Trên đây là gợi ý cách làm đề tài báo cáo thực tập Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thuốc bảo vệ thực vật – báo cáo thực tập theo mẫu của trường Viện Đại học Mở Hà Nội – Hệ từ xa, TOPICA, HOU, EHOU, danh cho các anh chị học hệ từ xa Viện Đại học Mở hệ từ xa TOPICA tham khảo.

Câc anh chị DOWNLOAD về tham khảo, Không nên sử dụng lại hoàn toàn tại vì cũng có nhiều người tải về nên khả năng trùng lặp rất cao, đã có trường hợp bài bị loại ạ. Để bài làm chất lượng nhất và không bị trùng lặp, các anh chị tham khảo Dịch vụ Viết thuê chuyên đề thực tập của em qua bài viết:hoặc nhắn nhanh qua SDT/ZALO ==> https://zalo.me/0917193864

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo